Vì sao sinh viên đại học phải ra trường sớm?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Sau trúng tuyển đại học, nhiều tân sinh viên có suy nghĩ xả hơi, yêu đương? Nếu chủ quan trong học tập, sinh viên có điểm vào dù cao nhưng dễ vướng vào chuyện phải “ra trường sớm”“, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết.
Vì sao sinh viên đại học phải ra trường sớm?
PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đang với các tân sinh viên. Ảnh: Q.Huy

Cần “giữ lửa” học tập

Hiện tại, hầu hết các trường đã tuyển sinh xong và các tân sinh viên đã đi theo quy định của nhà trường. Thầy có gì với các bạn trẻ mới bước vào ngưỡng cửa giảng đường?

- Trước tiên, tôi xin được gửi lời chúc mừng tới các thí sinh đã vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc để trúng tuyển vào đại học. Đó là tin vui với các em và gia đình. Tuy nhiên, vào đại học lại rất khác so với học phổ thông, mỗi sinh viên phải chủ động trong học tập.

Nếu như ở học phổ thông có sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô, thì học đại học các em chủ yếu là tự lập. Học đại học sẽ là hành trang để mỗi người bước vào tương lai nghề nghiệp. Kiến thức đại học rất lớn, nhiều em những ngày đầu sẽ cảm thấy “choáng”. Sinh viên đại học thì ở trường phải tự học, học thêm ở nhà, thư viện mới đủ kiến thức.

Những sinh viên hiện nay, ngoài chăm chỉ học tập kiến thức cần trang bị thêm các kỹ năng gì?

-Trên thực tế, do nhu cầu của nhà tuyển dụng và đáp ứng yêu cầu xã hội, các trường đại học buộc phải đẩy mạnh trang bị kỹ năng về ngoại ngữ, thuyết trình, công nghệ thông tin đến sinh viên. Mỗi sinh viên thực sự quan tâm có thể tham gia các khóa đào tạo kỹ năng như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm… nghe thì rất đơn giản nhưng thực chất sẽ giúp các em tập hợp những kiến thức cần thiết mà bản thân trong môn học không có.

Hiện nay, khá phổ biến việc sinh viên năm thứ nhất đã căng mình làm thêm, thầy đánh giá sao về chuyện sinh viên làm thêm hiện nay?

- Theo tôi, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu vì làm thêm là thu nhập, trải nghiệm nhưng sinh viên phải bố trí làm sao để đảm bảo cho việc học. Nếu mải làm mà sao nhãng, ảnh hưởng thì theo tôi là không nên, để tập trung cho việc học.

Nhu cầu sử dụng lao động ở một số nơi, cần kinh nghiệm nên việc sinh viên làm thêm tại các doanh nghiệp là thời gian trải nghiệm quý báu đối với các sinh viên. Sinh viên cần các kỹ năng làm việc nhóm.

Suy nghĩ vào đại học để chơi và yêu là phổ biến

Nhiều sinh viên hiện nay có tư tưởng sau nhiều năm học phổ thông vất vả, vào đại học là dịp để xả hơi. Tư tưởng này có thực sự đúng đắn?

- Theo tôi, đây lại là một tư tưởng rất phổ biến và rất buồn. Tôi luôn nói với các sinh viên rằng nếu như các em giữ được phong độ, tinh thần của những năm học phổ thông, chúng ta sẽ có thế hệ sinh viên nào cũng sẽ giỏi. Nhưng rất tiếc đôi khi chỉ giữ được phong độ, cường độ ở bậc phổ thông. Nên một số em khi vượt qua điều đó đã có một ý thức kém, coi là đã xả hơi, nhất là các em xa gia đình, đây là thực trạng buồn, nguy hiểm.

Chính vì thế, số sinh viên “ra trường rất sớm” mà nói đúng ra là bị buộc thôi học lại là các em sinh viên có tư tưởng xả hơi nằm trong số đấy rất là nhiều. Tôi khuyên là nên giữ được ngọn lửa ở phổ thông, tiếp tục chủ động trong học tập.

Sinh viên có nên yêu không, thưa thầy?

- Cuộc sống nếu thiếu tình yêu sẽ mất đi sự thi vị. Thực tế, trong tình yêu có những em yêu vào sẽ tốt hơn, nhưng vẫn có em sao nhãng trong học tập. Cũng ít khi có mục tiêu vào đại học để yêu, nhưng việc đưa ra dự định vào đại học có mục tiêu để yêu là có, song hầu hết tình yêu sinh viên là tự nảy nở. Bởi vậy, tôi nghĩ nên có tình bạn, tình yêu trong đại học là trong sáng, chắc chắn mối tình đó sẽ rất đẹp.

Trước thực trạng sinh viên có tư tưởng mải chơi, mải yêu và thực tế là nhiều sinh viên đã bị buộc thôi học. Thầy có cảnh báo gì với những sinh viên có tư tưởng như thế?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật