Không tốn ‘đạn’ khi làm chu‌yện ấ‌y, chỉ có hại

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có những người đàn ông nghĩ rằng nếu mỗi lần “giao chiến“ đều bắn đạn thật thì chất tinh tuý trong con người sẽ hao kiệt dần đi, thể lực sẽ suy giảm. Vì vậy họ chủ động điều chỉnh để không bị mất “đạn” mà vẫn làm đối phương hài lòng và bản thân cũng thỏ‌a mã‌n. Phương pháp này đã không an toàn lại hại sức khoẻ nên tốt nhất không nên dùng.
Không tốn ‘đạn’ khi làm chu‌yện ấ‌y, chỉ có hại
“Đánh trận giả“ nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ sinh rối loạn, lâu dần làm hỏng chức năng phóng tinh

Thậm chí có người còn luyện tập thành kỹ năng để có thể “chiến đấu” thoải mái mà không mất một viên đạn nào. Xét về mặt khoa học, làm như thế có nên không?

Để trả lời câu hỏi này, phải xét trên hai phương diện tâm lý và sin‌ּh l‌ּý. Trước hết, phải thấy rằng làm như thế là trái tự nhiên. Bình thường mỗi khi quan hệ, nguời đàn ông trải qua 4 giai đoạn là hưng phấn, cươ‌ּng cứn‌ּg, giao hợp và xuấ‌ּt tin‌ּh.

xuấ‌ּt tin‌ּh là một khâu quan trọng trong sinh hoạt tìn‌ּh dụ‌ּc đem lại kho‌ái cả‌m tột đỉnh không chỉ cho người đàn ông mà cho cả bạ‌n tìn‌h, giúp quan hệ vợ chồng thêm hài hòa mỹ mãn. Khi được kíc‌h thí‌ch đầy đủ, trung khu phóng tinh của hệ thần kinh điều khiển tự nhiên toàn bộ quá trình này, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người. Khi lên đến đỉnh điểm hưng phấn súng tự động bóp cò, dù pháo thủ có muốn kìm lại để cố tình “câu giờ” cũng không được.

Đây chính là thời điểm gọi là “cự‌ּc kho‌ּái” (orgasme). Các cơ co thắt dữ dội, khiến đạn có thể bắn xa đến hơn một mét. Nếu cố tình ngưng chiến vào giữa lúc chiến trận tưng bừng thì sự kho‌ái cả‌m giảm đi rất nhiều và để làm được như thế phải dùng ý chí điều tiết rất “quyết liệt” và chính thao tác này mới có hại cho thần kinh.

Nó làm cho chức năng điều khiển việc phóng tinh của vỏ đại não bị ức chế hoàn toàn, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ sinh rối loạn, lâu dần làm hỏng chức năng này, không phóng tinh được nữa.

Không những thế còn tạo ra tâm lý hẫng hụt cho đối tác. Nói chung phụ nữ rất nhạ‌y cả‌m, họ cảm nhận được đối tác hưng phấn cao độ và đạn bắn ra, c‌ơ th‌ể họ đón nhận một cách hân hoan mỹ mãn. Nếu đến lúc đó đàn ông lại thu súng về và ngưng chiến, chẳng khác nào người chạy đua còn vài bước đến đích thì dừng lại, khiến cho cả hai đều bị hẫng, ảnh huởng rất lớn đến những lần sau.

Về mặt giải phẫu sin‌ּh l‌ּý, có thể hình dung đường dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra gặp đường dẫn tin‌ּh dịc‌ּh từ tinh hoàn đi đến nhập lại thành một đường ống như cái “cút ba chạc”, tạo thành cái ngã ba như hình chữ “Y”.

Bộ máy sin‌ּh dụ‌ּc được thiên nhiên “thiết kế” cực kỳ tinh vi. Thông thường khi hưng phấn tìn‌ּh dụ‌ּc cao độ, chuẩn bị xuấ‌ּt tin‌ּh, cơ ở cổ bàng quang tự động đóng lại, đồng thời cơ ở niệu đạo mở ra, tin‌ּh dịc‌ּh chỉ có thể đi xuống niệu đạo mà không thể bắn ngược lên bàng quang, trái lại lúc đó nước tiểu cũng không thể theo tin‌ּh dịc‌ּh ra ngoài được.

Nếu mỗi lần lâm trận chỉ toàn “đánh trận giả”, cố tình nín nhịn, đạn đi đến ngã ba không được thoát ra, đến khi cơn kho‌ái cả‌m qua đi, cửa lên bàng quang mở, tin‌ּh dịc‌ּh sẽ đi vào bàng quang thành ra xuấ‌ּt tin‌ּh ngược. Lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.

“Đánh trận giả’ để tránh thai, phương pháp kém tin cậy nhất

Mặt khác, tinh hoàn là cơ quan sản xuấ‌ּt tin‌ּh trùng và hợp thành tin‌ּh dịc‌ּh. Khi giao hợp, máu dồn vào các mao mạch làm cho tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái xung huyết. Sau khi “đạn bắn đi” độ 3 phút sau, máu rút đi đến 60% và độ 15 phút sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Nếu cố kìm giữ không “bắn”, trạng thái xung huyết sẽ kéo dài, tiền liệt tuyến và các mao mạch ở vách trong tinh hoàn bị tổn thương, vỡ ra có thể dẫn đến viêm tinh hoàn hay tiền liệt tuyến gây ung thư. Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng vì khát vọng tìn‌ּh dụ‌ּc chưa được giải phóng, tạo ra sức ép về tâm lý, lâu dần sinh đau đầu chóng mặt, hoa mắt, mắc bệnh “trên bảo dưới không nghe”.

Có người dùng phương pháp “đánh trận giả’ để tránh thai. Thật ra trong các phương pháp tránh thai thì phương pháp này kém tin cậy nhất vì pháo thủ không được chủ động “bóp cò” theo ý thích của mình mà súng bắn tự động do hệ thần kinh điều khiển nên rất dễ bị “cướp cò”, do đó chỉ cần vài viên đạn đi vào mục tiêu là đã có thể bị “dính chưởng”. Tóm lại phương pháp này đã không an toàn lại hại sức khoẻ nên tốt nhất không nên dùng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật