Phương Tây băn khoăn có nên chui gầm bàn vì Nga?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo chí phương Tây khiến người dân hốt hoảng vì Nga và tự hỏi có nên chui xuống gầm bàn để tranh một cuộc chiến tranh hạt nhân hay không.
Phương Tây băn khoăn có nên chui gầm bàn vì Nga?
Đặc nhiệm Mỹ huấn luyện các tay súng nổi dậy Syria tại một căn cứ ở Jordan

Gieo rắc nỗi sợ tưởng tượng

Trang phân tích Á-Âu mới đây có bài phân tích vạch trần chiến thuật tuyên truyền lừa gạt của phương Tây.

Bài viết của tác giả người Bắc Ireland Mairead Maguire, người được trao giải Nobel vì hòa bình năm 1976, đã chỉ ra cách làm thế nào để phương Tây biến một nước Nga thành mối đe dọa, cả trước đây và hiện nay.

Tác giả cho rằng “muốn biết tương lai ra sao, chúng ta hãy nhìn vào quá khứ”, tức là nhìn vào những gì được tuyên truyền trước đây về “sự sợ hãi” và “cuồng loạn” liên quan tới Nga.

Bà cho rằng tin tức trên các phương tiện truyền thông đang “nhồi nhét” bằng những luận điệu tuyên truyền và lo sợ về điều không biết trước, từ đó khiến người dân sợ hãi nhưng đồng thời phải tin rằng chính phủ các nước phương Tây đang cố giữ cho người dân được an toàn khỏi điều không biết trước đó.

Bài viết của tác giả Mairead Maguire trên trang phân tích Á-Âu

Tuy nhiên, bà Mairead Maguire nhắc lại kinh nghiệm của những người đã lớn tuổi từng được chứng kiến báo chí trong thời chiến tranh Lạnh khiến người dân phương Tây hốt hoảng vì cái gọi là sự xâ‌m lượ‌c của người Nga và đặt câu hỏi có nên chui xuống dưới gầm bàn trong nhà bếp để tránh cuộc chiến tranh hạt nhân tiếp theo hay không!

Tác giả Maguire nhận định trong bối cảnh cuồng loạn của đám đông, tất cả chính phủ phương Tây đều nhất trí rằng nên gia nhập các đồng minh phương Tây để đối phó với cái xấu xa không thể biết trước đó mà nó nằm ở phía Đông.

Bản thân bà Mairead Maguire cũng từng tới nước Nga trong thời điểm cao trào của chiến tranh Lạnh và ngay từ lúc đó bà đã hoài nghi về việc làm sao người phương Tây lại bị thuyết phục để tin rằng Nga là một lực lượng đáng sợ.

Theo bài, sự sợ hãi của về Nga và sự xâ‌m lượ‌c của Nga này nay “là ví dụ tốt về cái không biết trước có thể gây ra bệnh hoang tưởng như thế nào khi bị dẫn dắt bởi các cường quốc thực thụ".

Lý giải cho chính sách của phương Tây ngày nay, bà Mairead Maguire nhận định: “Tất cả quân đội đều có kẻ thù, kể cả phải tưởng tượng ra. Một kẻ thù phải được tạo ra, và người dân phải được thuyết phục rằng cần thiết phải hành động để bảo vệ tự do cho đất nước”.

Binh sĩ và xe tăng Mỹ trong thành phần NATO tại Estonia, nước láng giềng phía Tây của Nga

Theo bà, thế giới có thể chứng kiến sự thay đổi quyền lực tài chính từ các cường quốc phương Tây cũ sang sự nổi lên của Trung Đông và châu Á.

Trả lời cho câu hỏi liệu các đồng minh phương Tây có chịu từ bỏ sức mạnh của mình, bà Mairead Maguire cho rằng điều đó không dễ dàng. Theo đó, “những đế chế già nua đang chết mòn này sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ những lợi ích tài chính của mình, chẳng hạn như đồng đôla xăng dầu và nhiều lợi ích duy trì quyền lực của họ trước những nước nghèo”.

Lý lẽ của cái ác

Riêng đối với nước Nga, bà Maguire cho rằng rất nhiều thông tin tuyên truyền chống Nga trên các phương tiện truyền thông phương Tây hiện nay cũng giống như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Điều này đã bôi nhọ hình ảnh của nước Nga và tạo ra, theo bà Maguire, một trong những thứ đáng sợ nhất đang xảy ra trong thế giới phương Tây ngày nay.

Bà khẳng định người dân trên thế giới đã trở thành mục tiêu tuyên truyền của cuộc chiến tranh bởi những lời nói dối và thông tin sai lệch, đồng thời ai cung nhìn thấy hậu quả của các cuộc xâ‌m lượ‌c và chiếm đóng do NATO gây ra được ngụy trang dưới chiêu bài “can thiệp nhân đạo” hay “quyền tự vệ”.

Bà Maguire tố cáo NATO đã phá hủy cuộc sống của hàng triệu người và dã tâm phá hoại đất đai của họ, gây ra cuộc di tản của hàng triệu người khác.

Theo bà, Mỹ, Anh và Pháp là những nước có khả năng quân sự nhất và việc những nước này không có khả năng “sử dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình để giải quyết xung đột thông qua đối thoại và thương lượng” là điều đáng ngạc nhiên.

Tác giả từng được giải Nobel này cho rằng "trong một thế giới nguy hiểm và được quân sự hóa cao” điều quan trọng là tìm kiếm sự hợp tác và xây dựng mối quan hệ thân thiết. Những chính sách nhằm phát động chiến tranh và xâ‌m lượ‌c phải bị ngăn chặn.

Theo bà, việc cô lập các nước sẽ chỉ dẫn tới cực đoan và B.L... Đến lúc các nước châu Âu nên từ chối phải lựa chọn giữa Nga và Mỹ. Những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt, như biến đổi khí hậu, chiến tranh, sự di cư ồ ạt nên được giải quyết vì một cộng đồng thế giới.

NATO bắt đầu ném bom Libya từ tháng 3/2011

Cuối bài viết, bà Maguire kêu gọi gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga và thiết lập các chương trình hợp tác nhằm xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia. Bà kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị ở Mỹ, EU và Nga “thể hiện tầm nhìn và năng lực lãnh đạo để xây dựng lòng tin vì một thế giới hòa bình và không B.L".

Những phân tích và lời kêu gọi trên của tác giả Maguire là đáng chú ý trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí tiếp tục gia tăng. Với các biện pháp trừng phạt ngày càng mạnh tay, phương Tây, đi đầu là Mỹ, dường như đang phá hủy những cánh cửa đối thoại cuối cùng với Moscow.

Trên thực tế, phương Tây đã và đang sử dụng tiêu chuẩn kép trong mọi vấn đề và quan hệ quốc tế nhằm đạt được mục đích riêng của mình. Tình hình ở Syria hiện nay có thể coi là một ví dụ điển hình.

Chiến hạm USS Monterey (CG 61) của Mỹ phóng tên lửa tấn công Syria ngày 14/4/2018

Chính bàn tay của Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Arab là nhân tố chính gây ra sự hỗn loạn ở Syria bằng cách tuyên truyền sai lệch thực tế, bơm tiền, vũ khí, thậm chí trực tiếp huấn luyện các nhóm vũ trang cực đoan.

Liên quân khoảng 60 nước do Mỹ cầm đầu đang sử dụng bom đạn ở Iraq, Syria và nhiều quốc gia khác với cái cớ chống khủ‌ng b‌ố, bảo vệ dân thường nhưng các cuộc tấn công đó lại khiến rất nhiều người dân vô tội thiệt mạng.

Mỹ đang cho mình quyền xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia độc lập và là thành viên của Liên hợp quốc như Syria bằng việc thiết lập căn cứ quân sự, đưa binh sĩ, vũ khí và hợp tác với các nhóm vũ trang, kể cả khủ‌ng b‌ố trên lãnh thổ Syria. Cái cớ được Mỹ sử dụng để biện minh là “chống khủ‌ng b‌ố”, cụ thể hơn là tiêu diệt IS.

Thế nhưng khi quân đội chính phủ Syria có kế hoạch giải phóng tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của nhiều nhóm cực đoan, khủ‌ng b‌ố ở Tây Bắc Syria, Mỹ cùng các đồng minh như Anh, Pháp và Đức lại mượn cớ lo ngại về cái gọi là “khủng hoảng nhân đạo”, về “vũ khí hóa học”…để ngăn chặn.

Vậy tại sao khi kích động và trực tiếp nhúng tay vào cuộc chiến ở Syria, Mỹ và phương Tây không đặt vấn đề nhân đạo lên trước tiên?

Thông tin được tiết lộ gần đây còn cho thấy sự vụ lợi đến trơ trẽn của người Mỹ, đó là cuộc đàm phán bí mật của một phái đoàn Mỹ với các quan chức Syria ở thủ đô Damascus hồi tháng 6 vừa qua. Người Mỹ đã nêu ra các điều kiện, trong đó có yêu cầu được tham gia hoạt động khai thác và kinh doanh dầu mỏ ở Syria, để rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật