Năm 2010: Một năm đầy rẫy thiên tai

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm 2010 là một năm đầy rẫy thiên tai và theo các nhà khoa học, nhân loại đang bắt đầu phải trả giá do những hành vi vô ý thức, gây hại cho môi trường.
Năm 2010: Một năm đầy rẫy thiên tai
Ảnh minh họa

Động đất ở Haiti cướp sinh mạng hàng nghìn người. Trận lụt thế kỷ ở Pakistan đã khiến 15 triệu người phải tha hương. “Hỏa diệm sơn Iceland” mang tên Eyjafjallajökull (Hòn đảo của núi băng) đã phun ra lượng khói bụi khổng lồ khiến ngành hàng không châu Âu tê liệt. Hạn hán và cháy rừng ở Nga khiến cho giá lúa mì thế giới tăng vọt…

Đây chưa phải là danh sách đầy đủ các thảm họa thiên tai trong năm 2010. Song bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy thế giới đã phải trải qua một năm đầy thảm họa. Ngoài nguyên nhân được lý giải do hiện tượng biến đổi khí hậu, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tìm hiểu những nguyên nhân khác cũng như biện pháp đối phó.

Người ta cho rằng đáng sợ nhất trong số các thiên tai  là động đất và núi lửa vì tổn thất mà chúng gây ra là vô cùng to lớn.

Trong số những thảm họa thiên tai đi vào lịch sử phải kể đến là vụ động đất ở Trung Quốc năm 1556 làm 800.000 người chết. Cách đây 3.500 năm, núi lửa ngầm Santorini đã phun trào và gây ra  sóng thần khổng lồ, nuốt chửng các đảo ở biển Aegean, hủy diệt nền văn hóa Crete-Mycenaean.

Năm 1883 trong khu vực đảo Jawa và Sumatra ở Đông Nam Á, núi lửa Krakatau hoạt động đã phun ra lượng nham thạch, khói bụi chưa từng có trong lịch sử. Khi đó vùng lãnh thổ này của quả địa cầu đã chìm trong một mùa Đông kéo dài với băng giá như Nam cực: không có ánh mặt trời, chỉ có bóng tối và những đêm đông rét buốt.

Theo nghiên cứu của giới nhà khoa học, thế giới đang đối mặt với số lượng thiên tai ngày càng gia tăng. Trong thế kỷ 20, số thiên tai đã tăng nhiều lần. Số liệu thống kê cho thấy nếu đà gia tăng tổn thất vẫn tiếp tục theo nhịp độ đó, đến giữa thế kỷ 21, tổng số  thiệt hại chung trên thế giới sẽ lến tới 3.000 tỷ USD/năm.

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng thiên tai, là do các hoạt động do con người tác động đến môi trường xung quanh.

Tình trạng ấm lên của khí hậu toàn cầu đang khiến cho các khối băng vĩnh cữu tan rã và mực nước biển  càng dâng cao. Nhiều đảo quốc và các vùng duyên hải đang bị thủy thần cướp đất. Nhiều siêu đô thị ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm.

Giới khoa học cho rằng nhân loại cũng có khả năng giảm thiểu hậu quả của thiên tai. Thứ nhất là sử dụng các phương tiện kỹ thuật làm giảm các nguy cơ xảy ra thiên tai. Thay vì bó tay chờ đợi các cơn mưa tự nhiên, người ta có thể rải những chất đặc biệt vào khí quyển, chủ động gây mưa nhằm làm giảm nhẹ những hậu quả tiêu cực như lũ lụt, hạn hán. Thứ hai là  giảm thiểu hoạt động gây ô nhiễm môi trường, lập bản đồ về địa chấn, gia cố các tòa nhà, đê điều…

Điều quan trọng là công tác cảnh báo trước thiên tai và kịp thời đề ra các biện pháp phòng chống hữu hiệu toàn diện, đồng bộ và kịp thời. Tất cả các biện pháp nói trên, nếu được thực hiện hữu hiệu, sẽ giảm thiểu đáng kể tác hại của thiên tai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật