Hà Nội: Lợi ích thiết thực từ chương trình lập hồ sơ, quản lý sức khỏe y tế cơ sở

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chương trình lập hồ sơ, theo dõi quản lý sức khỏe nhân dân giúp người bệnh giải quyết sớm các bệnh thông thường tại tuyến dưới, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh nặng, giảm tải bệnh viện.
Hà Nội: Lợi ích thiết thực từ chương trình lập hồ sơ, quản lý sức khỏe y tế cơ sở
Ảnh minh họa

Từ năm 2014, Hà Nội đã triển khai mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện quản lý trên 35.000 hồ sơ sức khỏe. Đến nay ngành Y tế Hà Nội đã đưa khoảng 30 kỹ thuật, công nghệ mới vào chẩn đoán và điều trị. Đã hoàn thành thí điểm xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng với tổng số 107.436 mẫu gửi xét nghiệm.

Tính đến tháng 3-2018, Hà Nội đã khởi tạo 1.436 tài khoản và thiết lập được 859.062 hồ sơ điện tử quản lý hồ sơ sức khỏe nhân dân. Đây là chương trình được triển khai thí điểm tại 20 xã, phường của 4 quận, huyện bao gồm Long Biên, Ba Đình, Gia Lâm, Sóc Sơn, Nam Từ Liêm.

Hà Nội hiện có 42 cơ sở y tế công lập, trên 5.000 bác sĩ, Sở Y tế đang tổ chức khảo sát để triển khai mở rộng hệ thống quản lý khám chữa bệnh toàn TP. Theo đó sẽ có thể lập các tổ, bổ sung thiết bị máy móc để khám sức khỏe định kỳ cho người dân theo hình thức cuốn chiếu tại tất cả quận huyện.

Các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến trên sẽ được huy động hỗ trợ. Hà Nội cũng sẽ lắp đặt đường truyền kết nối đến các trạm y tế, triển khai phần mềm nối mạng chung ở 42 cơ sở y tế.

Lãnh đạo Bộ Y tế trong chuyến thăm mô hình bác sĩ gia đình tại trạm Y tế xã Mai Đình, Sóc Sơn

Hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân sẽ cung cấp thông tin cơ bản về sức khỏe, tiền sử bệnh tật của người dân khi có yêu cầu và theo quy định. Mỗi người dân có thể tự biết tình trạng sức khỏe của mình thông qua hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua mã định danh (ID) và các thông tin bảo mật khác như điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch...

Người dân khám bệnh ở đâu trên địa bàn TP cũng sẽ được cập nhật vào hệ thống. Mỗi người có một mã số riêng, bác sĩ chỉ mở được các thông tin cá nhân nếu người bệnh đồng ý.

Từ đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của từng người, không phải làm lại các xét nghiệm không cần thiết, nhất là trong những trường hợp cấp cứu.

Việc lập sổ quản lý sức khỏe cho nhân dân cũng giúp người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu thực sự. Người dân cũng hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ, nhận thức được lợi ích của việc mua thẻ BHYT thay vì chỉ đến bệnh viện khi có triệu chứng bệnh.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân còn giúp quản lý tốt các nhóm bệnh, tình hình t‌ử von‌g, các bệnh có yếu tố gia đình hoặc yếu tố liên quan đến môi trường sống, nguồn nước và các yếu tố vệ sinh khác...

Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có thể lấy thông tin hành chính, lịch sử bệnh, yếu tố nguy cơ, vùng dịch để tham khảo cho công tác khám chữa bệnh..., giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác.

Hệ thống này còn phục vụ cho công tác quản lý y tế như đánh giá, phân tích mô hình bệnh tật theo độ tuổi, vùng miền, chất lượng dịch vụ y tế. Đồng thời cũng cảnh báo kịp thời về các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hay những thông tin y tế quan trọng đối với cộng đồng.

Việc Hà Nội lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho tất cả người dân trên địa bàn không chỉ giúp người dân có “mã định danh” khi đi khám ở tất cả các tuyến mà còn là cơ sở, là điều kiện thuận lợi khi Hà Nội triển khai rộng khắp mô hình trạm y tế theo nguyên lý Y học gia đình và phòng khám theo mô hình bác sĩ gia đình.

Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn của Hà Nội - đơn vị được Bộ Y tế đánh giá triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án bác sĩ gia đình đã triển khai công tác khám sàng lọc, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân gắn với bảo hiểm y tế toàn dân, cho người dân của 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trung tâm đã hoàn thành 100% việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, tổ chức khám sức khỏe lần đầu cho người dân, cập nhật dữ liệu vào hồ sơ bệnh án điện tử.

Bác sĩ gia đình của Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn đến tận nhà khám bệnh cho người dân

Được các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ chuyên môn, số lượng bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn tăng lên rõ rệt, tổng số lần khám bệnh năm 2014 là 215.569, năm 2015 là 300.178, năm 2016 là 345.000 lượt, năm 2017 là 384.595 lượt, 6 tháng đầu năm 2018 là 204.422 lượt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật