Kim tự tháp cổ nhất Ai Cập cũng phải “chào thua” ngôi làng này

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
CNN đưa tin, các nhà khảo cổ mới khai quật được một trong những khu định cư lâu đời nhất của Ai Cập tại vùng Đồng bằng sông Nile.
Kim tự tháp cổ nhất Ai Cập cũng phải “chào thua” ngôi làng này
Những dấu vết mới phát hiện của ngôi làng cổ nhất Ai Cập

CNN đưa tin, trong một thông báo đăng trên Facebook vào ngày Chủ nhật (2/9), Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết, họ đã khám phá ra một ngôi làng từng tồn tại trong khu vực Tell el-Samara, thuộc tỉnh Dakahlia ở phía bắc Cairo.

Theo đó, đội ngũ các nhà khảo cổ học Ai Cập và Pháp đã xác định được nhiều hầm đá, nơi có những di chỉ hữu cơ như mảnh xương động vật và các dấu vết còn lại của thực vật – bên cạnh các công cụ bằng gốm sứ và đá…

Những hiện vật trên cho phép các nhà khoa học dự đoán, ngôi làng này tồn tại vào khoảng 5.000 năm trước công nguyên. Như vậy, nó ra đời 2.500 năm trước khi quá trình xây dựng Đại Kim tự tháp Giza bắt đầu. Giza cũng chính là công trình kiến trúc lâu đời và nổi tiếng nhất của Ai Cập cho tới thời điểm này.

Người dẫn đầu nhóm khảo cổ, ông Frederik Geo tiết lộ, dự án khai quật đã kéo dài từ năm 2015, và phát hiện mới nhất sẽ giúp các chuyên gia hiểu thêm về những cộng đồng dân cư “từng sống tại Đồng bằng sông Nile trong hàng nghìn năm trước triều đại đầu tiên ra đời – chính là thời kỳ Vua Mina thống nhất hai miền Nam, Bắc và mở ra lịch sử Ai Cập cổ đại”.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục công tác khai quật ngôi làng với hy vọng, những di chỉ hữu cơ được tìm thấy sẽ có thể giải thích cho nguồn gốc của nền nông nghiệp và chăn nuôi tại Ai Cập.

Cũng trong năm nay, giới khảo cổ học Ai Cập khiến cả thế giới phải sửng sốt khi phát hiện một cỗ quan tài cổ khổng lồ bằng đá granite, còn gần như nguyên vẹn. Đây được cho là cỗ quan tài lớn nhất từng được tìm thấy tại Alexandria.

Kể từ sự kiện Mùa xuân Arab năm 2011, Ai Cập đã phải đối mặt với tình hình bất ổn định về cả chính trị và kinh tế; trong đó, du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước cũng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, có vẻ như Ai Cập sẽ vẫn tiếp tục dựa vào những di sản văn hoá của mình để một lần nữa thu hút khách du lịch. Cuối năm nay, Bảo tàng Ai cập vĩ đại, với chi phí xây dựng lên tới 1 tỷ USD, sẽ chính thức mở cửa và trở thành bảo tàng lớn nhất trên thế giới dành riêng cho một nền văn minh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật