Lật lại những vụ vỡ hụi trăm tỷ gây rúng động dư luận

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những vụ vỡ phường hụi với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước.
Lật lại những vụ vỡ hụi trăm tỷ gây rúng động dư luận
Một vụ vỡ hụi quy mô lớn tại Vĩnh Phúc mà PV Báo Lao Động trực tiếp tìm hiểu.

Mới đây, vụ vỡ hụi hàng trăm tỷ đồng ở Bắc Ninh thu hút sự chú ý của dư luận. Theo đó, bà Hoàng Thị Kh (trú tại xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh) huy động số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng của người dân địa phương, hứa trả lãi suất cao. Tuy nhiên, đến ngày 5.8, bà Kh tuyên bố mất khả năng thanh toán. Từ thời điểm ấy, nhiều người đến nhà bà Kh gây sức ép. Những người cho bà Kh vay tiền hiện cũng lâm cảnh khốn đốn.

Cay đắng hơn, do sức ép của những người đến nhà đòi tiền quá lớn, ông Tr (chồng bà Kh) đã uống thuốc cỏ t‌ּự t‌ּử. Mặc dù được phát hiện, đưa đi cấp cứu nhưng ông Tr không qua khỏi.

Lật lại quá khứ, không hiếm những vụ vỡ hụi từ hàng chục đến vài trăm tỷ đồng xảy ra tại nhiều địa phương trên khắp cả nước.

Tháng 7.2013, nhiều người dân ở TP Lạng Sơn trở thành nạn nhân của cú lừa 600 tỷ đồng do vợ chồng Nguyễn Văn Trung và Tạ Bích Liên gây ra rồi bỏ trốn. Theo điều tra, vợ chồng Trung và Liên huy động vốn từ năm 2010 để đáo hạn ngân hàng. Với mức lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng, nhiều người bán cả nhà cửa lấy tiền cho 2 đối tượng trên vay. Trong số những người “nhẹ dạ cả tin” có cả những cán bộ TP Lạng Sơn khi đó.

Một vụ vỡ hụi khác cũng xảy ra năm 2013 tại tiệm vàng Ý Loan (Đồng Nai) với tổng số tiền gần 300 tỷ đồng. Một ngày trước khi vỡ hụi, chủ tiệm vàng vẫn huy động vốn của người dân và chuẩn bị sẵn hành lí định bỏ trốn sang Mỹ. Chỉ đến khi một người khách mua USD phát hiện thông tin chủ hụi định bỏ trốn thì mọi việc mới vỡ lở.

Cũng với hình thức chơi phường hụi, vụ vỡ nợ tại huyện Tĩnh Gia và Như Thanh (Thanh Hóa) có quy mô ước tính gần 100 tỷ đồng. Đánh vào tâm lí hám lợi của người dân, các chủ hụi đưa ra mức lãi suất cao: 10 nghìn đồng/1 triệu đồng/ngày, kèm theo 1,5-2% lãi suất mỗi tháng. Đến khi không đáp ứng thỏa thuận, con nợ bị người dân tố cáo lên cơ quan chức năng.

Trước những trường hợp vỡ hụi, việc được quan tâm nhất là làm sao để chủ nợ đòi lại được tiền. Tuy vậy, đây lại là việc khó khăn nhất.

Luật sư La Văn Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Tầm nhìn & Thịnh Vượng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Khi vụ án vỡ hụi đưa ra Pháp Luật, con nợ sẽ bị xử lí Hình Sự và dân sự. Về mặt dân sự, con nợ phải trả cho chủ nợ số tiền đã vay bằng nhiều cách, phổ biến là thanh lý các tài sản như nhà, đất... Tuy nhiên, cơ hội chủ nợ lấy lại được tiền là rất ít bởi khi đã lâm vào cảnh vỡ nợ, con nợ thường có tâm lý tẩu tán tài sản để tránh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật