Việt Nam: Khách hàng tiềm năng của trực thăng Ansat và Mi-171

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tập đoàn “Trực thăng Nga” (Russia Helicopter) coi Việt Nam là thị trường tiềm năng cho dòng trực thăng Ansat, bởi Việt Nam đang sở hữu vài trăm chiếc Mi-8/Mi-17.
Việt Nam: Khách hàng tiềm năng của trực thăng Ansat và Mi-171
Việt Nam là khách hàng lớn mua máy bay trực thăng Liên Xô/Nga

Một trong những đơn vị lớn tham gia diễn đàn quân sự-kỹ thuật quốc tế "Quân đội 2018" (Army 2018) được tổ chức ở ngoại ô Moscow là liên hiệp tập đoàn "Trực thăng Nga" (Russia Helicopter), thuộc tập đoàn nhà nước Rostec. Tập đoàn này bao gồm tất cả các công ty Nga chuyên phát triển và sản xuất máy bay trực thăng.

Trong khuôn khổ diễn đàn Army 2018, Tổng Giám đốc Russia Helicopter là ông Andrey Boginsky đã tổ chức cuộc họp báo về tình hình nghiên cứu, phát triển và tiếp cận thị trường của Tập đoàn.

Các nhà báo Nga và nước ngoài đã nêu câu hỏi không chỉ về các loại sản phẩm mà công ty đang sản xuất mà còn về thời gian nhận giấy chứng nhận và đưa vào sản xuất hàng loạt các loại trực thăng mới của Nga.

Trong đó, quan trọng nhất là những câu hỏi về sự hiện diện của công ty trên thị trường nước ngoài, trong đó có các thị trường tương đối mới như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Các nhà báo Indonesia đã nêu câu hỏi rằng, liệu tập đoàn "Trực thăng Nga" đã sẵn sàng phát triển hợp tác để tham gia sâu rộng như vậy? Và họ đã nhận được câu trả lời đầy tự tin.

Theo lãnh đạo Russia Helicopter, các thị trường Đông Nam Á, kể cả Indonesia, đang phát triển nhanh chóng. Trong điều kiện phát triển những ngành kinh tế khác nhau có nhu cầu mua sắm không chỉ các thiết bị mà còn các công nghệ. Nga có sẵn các loại sản phẩm và công nghệ cả dân sự và quân sự để cung cấp cho các đối tác ở Đông Nam Á.

Một trong những điều kiện quan trọng để làm việc trên các thị trường Nam Á, Đông Nam Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung là đa số các nước đều yêu cầu các đối tác nội địa hóa các nhà máy lắp ráp và chuyển giao công nghệ cho nước sở tại.

Yêu cầu nội địa hóa một số công nghệ hoặc chỉ đơn giản một số giải pháp kỹ thuật là dễ hiểu và công bằng, đặc biệt khi nói về những đơn đặt hàng lớn. Nga luôn sẵn sàng thảo luận về tỷ lệ nội địa hóa trong mỗi loại máy bay xuất khẩu, xuất phát từ lợi ích kinh tế.

Ông Andrey Boginsky tuyên bố, để khách hàng tiềm năng ở các nước Đông Nam Á có khả năng thể làm quen với các sản phẩm mới, Russia Helicopter có kế hoạch vào tháng 11 sẽ tổ chức “demo tour” để giới thiệu sản phẩm của công ty tại các nước trong khu vực.

Tổng Giám đốc Russia Helicopter trình bày chi tiết hơn về kế hoạch này. Theo ông, "Demo tour” sẽ bắt đầu ngay sau Triển lãm Hàng không Chu Hải ở Trung Quốc và sẽ đi theo hành trình: Việt Nam - Campuchia - Thái Lan - Malaysia.

Russia Helicopter sẽ giới thiệu các loại trực thăng dân sự như trực thăng đa năng hạng nhẹ Ansat được phát triển tại Nhà máy trực thăng Kazan và Mi-171A2 (một trong những phiên bản mới nhất của Mi-8). Đây là phiên bản Mi-171 được hiện đại hóa sâu, với hơn 80 sự thay đổi.

Tại mỗi điểm dừng Russia Helicopter sẽ tổ chức lễ ra mắt và sẽ thực hiện các chuyến bay trình diễn. Ngoài ra, Tập đoàn cũng sẽ mang lại nhiều tài liệu giới thiệu các mẫu máy bay trực thăng dân sự hiện đại khác của Nga.

Việt Nam, cụ thể là thủ đô Hà Nội, được lựa chọn làm điểm dừng đầu tiên không chỉ vì vị trí địa lý thuận lợi trên hành trình “demo tour”, mà thị trường Việt Nam là rất hấp dẫn và có triển vọng phát triển - ông Andrey Boginsky nhấn mạnh điều này khi trả lời câu hỏi của các nhà báo Việt Nam.

Hiện tại, ở Việt Nam có vài trăm máy bay trực thăng quân sự như Mi-8/Mi-17, Ka-28… và khoảng 30 chiếc trực thăng dân sự từ thời Liên Xô. Những chiếc trực thăng này đang được sử dụng chủ yếu để vận chuyển công nhân ra giàn khoan dầu ở biển xa phục vụ hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí của Công ty VietsovPetro.

Hiện nay, các trực thăng này đều đã cũ và cần phải thay thế bằng những chiếc trực thăng mới hiện đại hơn.

Ngoài ra, Russia Helicopter cho rằng, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho dòng trực thăng hạng nhẹ Ansat. Trực thăng Ansat có thể phục vụ vận chuyển hành khách (bao gồm cả VIP) hoặc làm nhiệm vụ cứu thương, sơ tán, hoặc vận chuyển bệnh nhân từ vùng núi, rừng rậm, vùng đất ngập nước.

Được biết, Ansat là mẫu máy bay trực thăng đa hạng nhẹ 2 động cơ, tùy thuộc vào phiên bản sửa đổi có thể chở trên khoang đến 9 người.

Khối lượng cất cánh tối đa của máy bay lên tới 3,6 tấn, tải trọng thương mại là 1,3 tấn, tốc độ bay 260 km/h, tốc độ tối đa là 275 km/h, phạm vi bay tiếp nhiên liệu 520 km.

Ngoài ra, Ansat được ghi nhận có thể hoạt động trong môi trường nhiệt độ từ -45 đến +50 độ C, trên các địa hình đồi núi phức tạp, với độ cao hơn mực nước biển tới 3500m.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật