Vụ bán gỗ tang vật: Luật sư băn khoăn, ĐBQH giám sát

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vụ gỗ tang vật bị đem bán, đại biểu Quốc hội dự phiên tòa giám sát việc xét xử, luật sư băn khoăn có vụ lợi sau vụ án.
Vụ bán gỗ tang vật: Luật sư băn khoăn, ĐBQH giám sát
Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm lần thứ 4. (Ảnh LĐ)

Tòa án Nhân dân TP. Đà Nẵng mở lại phiên xử sơ thẩm lần thứ 4 vụ án bị cho là buôn lậu gỗ trắc kéo dài 7 năm xảy ra với với vợ chồng doanh nhân Trương Huy Liệu - Trần Thị Dung (Cty Ngọc Hưng tại Quảng Trị) và 3 cán bộ hải quan gồm Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (Hải quan Quảng Trị), Đỗ Danh Thắng (Hải quan Đà Nẵng).

Phiên tòa khai mạc từ ngày 14/8, với sự có mặt của Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn và Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng.

Đặc biệt trong 4 ngày xét xử, các bị cáo đã yêu cầu Hội đồng xét xử đưa tang vật của vụ án là gần 600m3 gỗ trắc ra để phục vụ việc xét hỏi, quy tội... Tuy nhiên, số gỗ tang vật đã bị đem bán.

Nhận xét về việc trong một vụ án chưa xét xử xong nhưng tang vật lại đem đi bán, luật sư Đỗ Hải Bình cho rằng:

"Tùy theo tang vật trong mộ số vụ án, ví dụ dụ như tang vật sử dụng được, tiêu dùng được như thu‌ốc l‌á, đường...thì trong thời gian xét xử phải định giá để bán ngay lập tức, nếu càng để lâu giá trị càng mất đi. Gỗ cũng vậy, để lâu sẽ mất đi giá trị và tài sản có thể bị giảm.

Hơn nữa nếu xác định được tài sản là tài sản buôn lậu và tội phạm rồi, thì việc bán là bình thường. Trong quá trình tố tụng điều tra công an điều tra xác định là vụ án buôn lậu thì vẫn được bán để cho vào ngân sách. Nếu không phải là buôn lậu, chưa xác định được tội danh thì phải bồi thường cho nhà nước.

Tuy nhiên theo nguyên tắc từ khi bị bắt quả tang cơ quan đã định giá gỗ, giá trị số gỗ đó để xác định định khung về tội danh rồi".

Không đồng tình với quan điểm này, luật sư Trương Xuân Tám lại cho rằng, về nguyên tắc tất cả tang vật, vật chứng là chứng cứ chứng minh cho dấu vết của tội phạm và để chứng minh có tội hay không có tội, vật chứng về nguyên tắc trong tố tụng Hình Sự được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, ai xâm phạm là hành vi trái Pháp Luật.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp chính cơ quan tố tụng họ phải xử lý vật chứng ngay vì có những vật chứng không thể bảo quản được, để lâu sẽ không sử dụng được và việc đó phải có quyết định của thủ trưởng cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì mới xử lý tang vật trước khi vụ án được xét xử.

Theo luật sư Tám, trong trường hợp này không biết có quyết định xử lý vật chứng không. Nếu không có quyết định của cơ quan tố tụng mà cơ quan hành chính đem bán là hành vi trái Pháp Luật, ảnh hưởng gây khó khăn trong quá trình xét xử.

Thường trước khi xử lý vật chứng cơ quan tố tụng sẽ tiến hành quay phim chụp ảnh định giá, thẩm định là gỗ quý hay không...trong trường hợp đó chuyển hóa thành bức ảnh thì vẫn được nhưng trong trường hợp này không rõ.

Khi vụ án được xét xử, các bên liên quan có quyền chất vấn về vật chứng, tang vật vụ án.

"Vật chứng có một ý nghĩa quan trọng chứng minh tội danh, ví dụ nếu bảo buôn gỗ và nói gỗ đó thuộc nhóm mấy nhóm mấy nhưng tang vật không còn nữa thì không xác định được tội danh. Về nguyên tắc sẽ suy đoán vô tội theo hướng có lợi cho người phạm tội" - luật sư Tam nói,

Luật sư Tám cũng chỉ ra rằng, có trường hợp để lâu các tang vật vật chứng bị hỏng như lương thực thì thành lập hội đồng để bán. Tuy nhiên, khi vật chứng là gỗ luật không quá hạn được, vậy cần xem xét có dấu hiệu vụ lợi hay không?

Luật sư của các bị cáo có quyền yêu cầu cho xem xét, vậy nên thiếu vật chứng tang vật sẽ gây khói khăn trong qua trình xét hỏi. Mặc dù có phim ảnh vật chứng nhưng những phim ảnh này chưa được sự tham gia tranh luận vậy nên bị cáo hoàn toàn có quyền phản kháng vật chứng đó, nên có vật chứng trong trường hợp này vẫn tốt hơn.

Trong một diễn biến mới liên quan đến vụ án trên, tại phần luận tội trong phiên tòa xét xử ngày 20/8, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trương Huy Liệu (nguyên phó giám đốc Công ty Ngọc Hưng) từ 12-14 năm tù; Trần Thị Dung (nguyên giám đốc Công ty Ngọc Hưng) 7-8 năm tù về tội buôn lậu.

Ba bị cáo nguyên là cán bộ hải quan gồm Đỗ Danh Thắng, Lê Xuân Thành, Đỗ Lý Nhi bị đề nghị 3-4 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật