Trò chuyện với người đồn‌g tín‌h

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những buổi trò chuyện, tư vấn để hiểu rõ hơn về người đồng tính và giúp họ tìm lại chính mình được tổ chức dành cho giới trẻ đã san sẻ phần nào nỗi lo lắng của những người thuộc giới tính thứ 3
Trò chuyện với người đồn‌g tín‌h
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thiên Kim (trái) đang trao đổi cùng bạn trẻ về vấn đề đồn‌g tín‌h qua mạng

Với chủ đề “Khám phá giới tính thứ 3”, hàng trăm bạn trẻ cảm thấy bất ổn về giới tính của mình đã có dịp chia sẻ trực tiếp cùng các chuyên gia tâm lý và bác sĩ trên trang web chuyên về giáo dục giới tính dành cho phái nữ girlspace.com.vn. Đây là cơ hội để những người mang giới tính thứ 3 nhận được những lời khuyên thực tế từ các nhà chuyên môn và cũng là dịp để họ giãi bày những điều khó nói của chính mình.

Giải tỏa nỗi hoang mang, lo sợ

Khi phát hiện bản thân có những thay đổi bất thường về tâm sinh lý, nhiều bạn trẻ hết sức hoang mang, lo sợ về giới tính của mình nhưng không biết nói cùng ai. Để hiểu thêm về người đồng tính, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thiên Kim, Trung tâm Tư vấn Nối kết, cho biết: “Đồng tính có cả nam (gay) lẫn nữ (lesbian). Đồng tính không phải là căn bệnh, không lây lan, mà đồng tính chỉ là một khuynh hướng tình dục, trong đó đối tượng tình dục được hướng đến là người cùng giới. Người đồng tính là những người hết sức bình thường về sức khỏe, năng lực, tâm lý. Đó cũng không phải là dạng rối loạn tâm thần, càng không phải là một giới tính”.

“Cháu là một cô gái nhưng cháu thích làm con trai, đôi khi cháu lại có tình cảm với một số bạn nữ, vậy có bị làm sao không?”, một bạn có nick Tomboy, 15 tuổi, tâm sự với chuyên gia. Còn một bạn nữ, 21 tuổi, hỏi: “Nếu một người vẫn có thể rung động trước những chàng trai nhưng đồng thời cũng có thể yêu một người con gái, thì đó có phải là đồng tính không?”. Trao đổi vấn đề này, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thiên Kim cho biết: “Về mặt quan hệ giới tính được chia làm 3 khuynh hướng: dị tính luyến ái (thích người khác giới), đồng tính luyến ái (thích người cùng giới) và lưỡng tính luyến ái (có thể quan hệ cả nam lẫn nữ). Tuy nhiên, chỉ có thể xác nhận được khuynh hướng tình dục của một người khi họ đã trưởng thành và có sự ổn định về mặt cảm xúc giới tính”.

Theo thạc sĩ Thiên Kim, ở lứa tuổi teen, các em vẫn còn trong giai đoạn tìm hiểu, khám phá và xác nhận bản thân về mọi mặt trong đó có giới tính. Sự mơ hồ, mâu thuẫn về cảm xúc thường nảy sinh trong lứa tuổi này nên các em dễ có sự ngộ nhận. Một bạn nam, 19 tuổi, băn khoăn: “c‌ơ th‌ể em không phát triển như các bạn khác mà giống như nữ giới vậy, em là người đồng tính rồi sao?”.

Thạc sĩ - bác sĩ Trương Trọng Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Truyền thông VN, cho biết: “Người đồng tính ái được xác định khi có ham muốn quan hệ tình dục với người cùng giới. Riêng việc c‌ơ th‌ể phát triển hoàn toàn giống như nữ giới thì có thể do rối loạn nội tiết tố và bạn phải đến bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Nếu c‌ơ th‌ể chỉ gầy, không phát triển cơ bắp như nam giới có thể do đặc điểm di truyền, bạn có thể bù đắp bằng cách tập luyện thể hình hay các môn thể thao”.

Hãy chấp nhận bản thân!

Khá nhiều người khi phát hiện mình bị đồng tính, họ không dám nói cho người thân và bạn bè biết bởi họ sợ sự kỳ thị, xa lánh. Có bạn còn sợ cha mẹ biết sẽ hắt hủi, đánh đập vì cho rằng đó là biểu hiện hư hỏng. Trước câu hỏi: “Làm sao để em nói cho cha mẹ biết sự thật đây?”, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Trưởng Khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TPHCM, chia sẻ: “Quyết định bộc lộ sự thật với cha mẹ là quyết định rất dũng cảm và đáng được trân trọng. Hãy thiết lập một mối quan hệ thân tình với cha mẹ trước khi nói lên sự thật và tạo tâm lý vững vàng cho cha mẹ trước khi bộc bạch. Sau đó chọn thời điểm để nói cho cha mẹ biết. Mong đợi của mỗi chúng ta là người thuộc giới tính thứ 3 sẽ được đối xử công bằng hơn là một mong đợi rất nhân văn”.

Một bạn gái, 1‌8 tuổ‌i, tâm sự: “Lúc trước em có quen một cô gái, chúng em quan hệ một thời gian khá dài, rồi người đó bỏ em đi theo tình yêu mới, lúc chia tay em bị sốc rất nặng, có ý định t‌ּự t‌ּử. Giờ đây, em không muốn là người đồng tính nữa, nhưng khi em quen bạn trai thì em không có cảm giác gì hết...”. Trước tâm sự này, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thiên Kim chia sẻ: “Trường hợp của em đã bộc lộ khuynh hướng tình dục thật sự của mình. Nếu em là người đồng tính thì có lẽ em phải chấp nhận bản thân mình như thế để có sự điều chỉnh cách ứng xử, lối sống cho phù hợp với môi trường chung quanh. Em không nên tìm lại bản thân mình bằng cách cố gắng quan hệ với một người con trai khi em chưa sẵn sàng với mối quan hệ đó. Hãy sống và làm việc một cách bình thường, không nên cưỡng ép mình để rồi gây đau khổ cho bản thân và người khác”.

Cũng theo thạc sĩ Thiên Kim, khi bạn trẻ nhận ra mình không phải là người đồng tính thật sự thì cần có sự can đảm và ý chí để vượt qua giai đoạn khó khăn. “Hãy dành một khoảng thời gian thật sự cho riêng mình để tìm lại sự bình yên trong tâm hồn hoặc tập trung vào công việc, học tập, tham gia hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh để tạm thời không nghĩ đến chuyện tình cảm hay giới tính. Khi nào thấy tâm hồn mình bình yên, bạn sẽ biết mình thật sự là ai...” - thạc sĩ Thiên Kim nhắn nhủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật