Lực lượng quan trọng góp phần ổn định biên giới Thái Lan

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trải qua 67 năm thành lập và phát triển, Lực lượng cảnh sát biên giới Thái Lan (BPP) ngày nay là một bộ phận quan trọng góp phần vào sự ổn định, phát triển ở khu vực biên giới.
Lực lượng quan trọng góp phần ổn định biên giới Thái Lan
Lực lượng cảnh sát biên phòng Thái Lan (ảnh: pinterest)

Lực lượng cơ động, có khả năng tác chiến cao

Được thành lập từ năm 1951 với sự hỗ trợ của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA), BPP trực thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát Hoàng gia Thái Lan nhưng trên thực tế đây là một lực lượng bán vũ trang. Thành phần sỹ quan trong cảnh sát biên giới không chỉ lấy từ các sỹ quan cảnh sát mà còn các sỹ quan quân đội. Điểm mạnh chủ yếu của cảnh sát biên giới là có khả năng cơ động rất cao. Lực lượng này có hàng trăm trung đội (mỗi trung đội có 32 người). Trung đội- đó là phân đội tác chiến chủ yếu của cảnh sát biên giới. Ngoài các phân đội nghiệp vụ (tác chiến), tại mỗi bộ chỉ huy- tham mưu khu vực (vùng) của cảnh sát biên giới còn có một hay một số trung đội được trang bị vũ khí hạng nặng để hỗ trợ cho các phân đội tác chiến trong trường hợp cần thiết. Mặc dù có quy mô khiêm tốn so với quân đội, BPP đã trở thành lực lượng phản kháng chính yếu bởi vì sự huấn luyện, động lực và kỹ năng độc đáo của lực lượng này.

Ngoài ra, trong lực lượng cảnh sát biên giới có Phân đội không quân chịu trách nhiệm chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch đổ bộ, ngăn ngừa thảm họa, tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực máy bay gặp nạn. Mỗi nhân viên phân đội đường không thuộc Cảnh sát biên giới phải qua một khóa huấn luyện nhảy dù. Ngoài chức năng cứu hộ cứu nạn, phân đội này còn thực hiện các nhiệm vụ chống khủ‌ng b‌ố, huấn luyện nhảy dù cho lực lượng cảnh sát Hoàng gia.
Trước đây, BPP đã tham gia vào rất nhiều chiến dịch chống du kích, lực lượng ly khai và các nhóm Hồi giáo cực đoan tại nhiều khu vực khác nhau trên lãnh thổ Thái Lan. Năm 2008, cuộc khủng hoảng biên giới giữa Thái Lan và Campuchia nổ ra xung quanh việc tranh chấp chủ quyền đối với khu vực rộng 4,6 km2 xung quanh ngôi đền Preah Vihear. Kể từ thời điểm đó, các cuộc xung đột vũ trang giữa hai bên tại khu vực biên giới đã nhiều lần tiếp diễn, gây tổn thất về người và trở thành “một điểm nóng” trong quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia. Đến ngày 11-11-2013, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết mang tính chất “bắt buộc và không được kháng cáo” nêu rõ một phần trên dải đất tranh chấp chung quanh địa điểm của ngôi đền mà UNESCO đã công nhận là di sản thế giới dọc theo biên giới Thái-Campuchia là thuộc về Campuchia. Quyết định trên đồng nghĩa với việc Cam-pu-chia nắm giữ toàn bộ chủ quyền ngôi đền cổ và Thái Lan không có lý do để duy trì quân đội tại đây. Mặc dù vậy, BPP vẫn đóng vai trò quan trọng để bảo vệ an ninh cho khu vực này từ xa.
Để bảo vệ an ninh biên giới dọc theo khoảng 4.800 km đường biên giới trên bộ, BPP thu thập thông tin về hoạt động của những kẻ buôn lậu, kẻ cướp, người nhập cư bất hợp pháp, người tị nạn, người xâm nhập và các phiến quân nổi dậy. Cho đến nay, BPP có khoảng 18.000 người và hoạt động chủ yếu là tuần tra ở khu vực biên giới, ngăn chặn việc buôn lậu thuốc phi‌ện, m‌a tú‌y và thu thập thông tin tình báo. Bên cạnh đó, là BPP phối hợp với lực lượng chủ lực bảo vệ các làng, xã ở vùng biên giới và tham gia chương trình phát triển nông thôn tại đó, như: xây dựng các trạm y tế, xây dựng trường học, phân phối thuốc chữa bệnh, và xây dựng các sân bay.

Thách thức trong thời kỳ mới
Để hoàn thành sứ mệnh của mình, BPP sử dụng một mạng lưới tình báo rộng lớn và duy trì sự giám sát trên các làng và các huyện nông nghiệp có lịch sử hoạt động xuyên biên giới. Đó chính là lực lượng dân phòng (VDC) đông đảo.

Được thành lập năm 1954 và do chính BPP đào tạo về chính sách Pháp Luật, khả năng ứng phó khi tình huống khẩn câp xảy ra, VDC được giao nhiệm vụ bảo vệ người dân địa phương khỏi các mối đe dọa từ các nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, VDC có lực lượng đông đảo lên tới 52.000 người, sau đó giảm dần còn 33.000 người vào cuối những năm 1980. Một phần của việc giảm lực lượng là do sự hình thành của một tổ chức lực lượng bán vũ trang mới có tên gọi là Thahan Phran. Thahan Phran hiện tại có khoảng 20.000 người. Đây là lực lượng được tổ chức theo mô hình các đơn vị bộ binh nhẹ và được sử dụng để tuần tra biên giới, thường hoạt động ở phía trước các đơn vị chủ lực. Trong tương lai, Tha-han Phran sẽ trở thành một lực lượng chính của lục quân.

Lực lượng cảnh sát biên phòng Thái Lan rút quân sau căng thẳng với Cam-pu-chia tại khu vực Đền Phrếch Vi-hia. (ảnh: bangkokpost.com)

Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã đặt những thách thức cho các cơ quan an ninh biên giới trong khu vực, trong đó có Thái Lan. Hiện nay, tình hình trong nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam của Thái Lan, đang có những diễn biến phức tạp. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2018, nhiều vụ đánh bom đã xảy ra ở các tỉnh miền Nam như Pattaya, Yala, Narathiwat, và Songkhla, làm nhiều người thương vong. Trong khi đó, khu vực biên giới giữa Thái Lan và Mi-an-ma cũng khá phức tạp do ở đây có khoảng 100.000 người tị nạn Mi-an-ma sinh sống tại 9 khu tị nạn dọc biên giới hai nước từ những năm 1980, theo thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR.
Những thách thức này đòi hỏi BPP và Tha-han Phran phải nỗ lực tham gia nhiều hơn nữa trong việc kiềm chế xung đột biên giới, tăng cường các cơ chế quản lý và giải quyết các vấn đề xuyên biên giới, đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, các vấn đề về môi trường và cứu trợ thiên tai, cũng như bảo vệ nhân quyền.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật