Thực phẩm xách tay bán tràn lan: Mỹ, Nhật là... tin?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Viên uống làm giảm cân, thực phẩm làm trắng da, viên uống detox thải độc... xách tay được ưa chuộng hơn hàng trong nước dù không rõ nguồn gốc.
Thực phẩm xách tay bán tràn lan: Mỹ, Nhật là... tin?
Bán hàng xách tay là vi phạm Pháp Luật. Ảnh minh họa

Thực phẩm chức năng (TPCN) từ lâu đã trở thành một mặt hàng "hot" của người tiêu dùng Việt. Đây là những sản phẩm có tính chất bổ sung một số thành phần dinh dưỡng để tăng cường hoạt động của các chức năng cho c‌ơ th‌ể.

Bởi sự đa dạng trong nhu cầu của mỗi người về tình trạng sức khỏe hiện có, các sản phẩm của TPCN cũng rất phong phú.

Thực phẩm chức năng xách tay bán công khai.

Tuy nhiên, đáng nói, những TPCN ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng lại đang được bày bán công khai và rất được yêu thích. Có những trang bán hàng điện tử trực tiếp đăng bán những sản phẩm xách tay mà không ai kiểm định chất lượng hàng hóa do người bán đăng tải.

Một số trang bán hàng điện tử, TPCN được đăng bán với đủ loại hỗ trợ chức năng, với nguồn gốc ở mọi nơi: Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Đức... và giá cũng rất đa dạng.

Khi đăng bán những sản phẩm này, quản trị trang web không yêu cầu bất cứ xác nhận về chất lượng hay giấy tờ kiểm định của hàng hóa, thậm chí các hóa đơn mua hàng cũng không. Người bán cũng có thể đăng tải chi tiết hoặc không các chứng minh hàng hóa của mình. Việc đăng tải các thông tin chi tiết về sản phẩm có mục đích chính là tạo sự uy tín cho shop (cửa hàng điện tử) đó với khách hàng chứ không nhằm mục đích để kiểm tra, kiểm soát.

Chỉ cần gõ tìm "Thực phẩm chức năng" trên trang bán hàng điện tử "Shop...", có thể thấy "muôn hình vạn trạng" các sản phẩm từ hỗ trợ giảm cân, tăng cân, thực phẩm giảm mỡ cho... từng vùng trên c‌ơ th‌ể, thực phẩm làm đẹp da, bổ sung khoáng chất, vi chất hay thuốc chữa viêm khớp, thuốc bổ sung chức năng gan... được quảng cáo là hàng xách tay từ đủ các quốc gia trên thế giới.

Những chủ hàng ở đây khi được hỏi đến các giấy tờ kiểm định chất lượng của hàng hóa này đều... "lắc đầu", đồng thời cam kết là hàng hóa được mua tại các siêu thị ở nước ngoài và chỉ trưng ra các hóa đơn mua hàng tại đó.

Thay vì đặt câu hỏi rằng những TPCN này có được chứng minh khoa học hay không, được sản xuất theo tiêu chuẩn nào, do nhà sản xuất nào cung cấp, nhà sản xuất đó có từng bị cơ quan chức năng nước sở tại kiểm tra hay có sản phẩm nào từng bị thu hồi hay chưa.... thì người tiêu dùng Việt lại vô tư tin tưởng những lời quảng cáo, những bao bì TPCN dày đặc chữ nước ngoài.

Người bán cũng bởi nhu cầu tiêu dùng cực lớn đó nên người bán hàng trở thành "chảnh" với cả khách hàng của mình. Có những chủ hàng sẵn sàng mời khách... đọc lại quảng cáo để "đỡ hỏi nhiều" về nguồn gốc và kiểm định chất lượng của sản phẩm TPCN.

Khi được hỏi có giấy tờ kiểm định của một loại viên uống có chức năng giảm béo từng vùng trên c‌ơ th‌ể của một chủ shop, người này cho biết: "Mình có thể trưng ra các hóa đơn mua hàng tại siêu thị Nhật Bản. Những sản phẩm được bày bán ở siêu thị có nghĩa là nhà sản xuất đó phải có các giấy tờ cần thiết với siêu thị thì họ mới cho bày bán.

Mình cũng chỉ là người xách tay sản phẩm về bán, không thể cam đoan về sản phẩm. Nếu lo về chất lượng sản phẩm không như mong muốn, bạn có thể xem các feedback (phản hồi-PV) từ những người đã tin tưởng shop và mua nhiều lần rồi".

Sau đó, chủ hàng này trưng ra các bức ảnh được cho là phản hồi tích cực của các khách hàng mà PV cũng không rõ, người fedback có phải là chồng, là em gái, là người bạn hàng... của chủ shop đó không.

Khi đặt vấn đề về những bức ảnh chụp ở siêu thị có thể là "copy" từ những chủ hàng khác và không phải là "chính chủ" thì chủ shop này bắt đầu "nổi nóng".

"Mình đã trưng ra hết các bằng chứng có thể. Tin hay không tùy bạn. Sản phẩm của mình bán có uy tín và luôn được đánh giá điểm cao, nếu bạn không ưng có thể mua ở shop khác" - chủ hàng này nói rõ.

Mập mờ nguồn gốc, TPCN xách tay có nguy cơ rối loạn trí nhớ

Chuyên gia dược Nguyễn Đức Thái, cố vấn Trung tâm y sinh học phân tử Đại học Y Dược TP.HCM từng với tờ Thanh Niên, đến tuổi nào đó, c‌ơ th‌ể con người nhất định cần thiết bổ sung vitamin các loại nếu thấy lượng thức ăn đưa vào c‌ơ th‌ể không đủ hoặc cần thiết tăng tốc.

Vì vậy, nếu sử dụng các loại vitamin giả sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy. Thứ nhất là không có tác dụng trong bối cảnh c‌ơ th‌ể đang cần bổ sung chất đó.

“Chẳng hạn c‌ơ th‌ể được bác sĩ qua đo khám chẩn đoán là thiếu can xi trầm trọng, phải bổ sung can xi, hoặc bổ sung glucosamine.

Trong trường hợp này, với một số vitamin khi làm giả, để tăng độ tin cậy của người tiêu dùng, cơ sở sản xuất thay vì tăng cường chất nhờn cho khớp lại bỏ chất giảm đau để nếu người bị khớp, cần bổ sung glucosamine, uống vào thấy giảm đau ngỡ rằng vitamin mình sử dụng đã có hiệu quả.

Thứ nữa, TPCN bị làm giả có thể chứa chất gây nghiện, chất làm mục xương, giữ nước… với các sản phẩm hỗ trợ cho bệnh khớp và chăm sóc sắc đẹp” - TS Thái phân tích.

Thực phẩm chức năng được quảng cáo là xách tay nhưng là hàng giả dán nhãn.

Hội thảo về thực trạng sử dụng TPCN do viện Y học ứng dụng VN tổ chức hồi năm 2017 đã công bố khảo sát cho thấy có đến 40% sản phẩm bán trôi nổi nhiễm các chất cấm như chất kíc‌h thí‌ch, chất ức chế hệ thần kinh trung ương…

TS Thái nhận xét: Thực trạng hàng trôi nổi, hàng giả mà nguồn gốc đa số từ Trung Quốc, đang là vấn nạn lớn.

Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hội thực phẩm chức năng Việt Nam từng với báo chí rằng, hàng "xách tay" không phải lúc nào cũng được như ý vì ngay cả người bán cũng không rành rõ, chỉ thấy thị trường có nhu cầu thì mang về, còn nguồn không được xác định, không có hướng dẫn sử dụng, tư vấn.

Đã có nhiều người tiêu dùng vì muốn giảm béo nhanh, sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là dùng các nguồn hàng "xách tay", dùng tăng liều không theo hướng dẫn sử dụng dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng như: Rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận...

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trong cuộc họp báo hồi đầu tháng 1/2018 đã cho biết, hàng xách tay, theo luật pháp là chỉ được dùng cá nhân, không được bán.

Trước thực tế có nhiều tài khoản cá nhân rao bán các sản phẩm chức năng với nhãn mác “hàng xách tay từ nước ngoài, đảm bảo uy tín chất lượng”, nhưng chất lượng thực sự của sản phẩm và công dụng của nó thì chưa thấy cơ quan nào đứng ra kiểm chứng.

Ông Phong cho biết, hiện nay, Pháp Luật quy định, các loại thực phẩm nhập khẩu vào cần phải công bố thông tin với cơ quan quản lý, và phải có người đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và sự giám sát của cơ quan chuyên môn.

Các tài khoản trên mạng rao bán thực phẩm xách tay từ nước ngoài về mà không công bố thông tin với cơ quan quản lý là vi phạm Pháp Luật.

Thực tế là khi đi qua Hải quan, hàng xách tay, với đặc thù là số lượng ít, nên được khai báo trong danh mục hàng cá nhân, không bị đánh thuế, không phải chịu kiểm tra chất lượng như hàng nhập khẩu sử dụng cho mục đích khác. Do đó, mặt hàng này đã trở thành cơ hội để nhiều người tận dụng để bán kiếm lời.

Nếu người dân sử dụng các sản phẩm chức năng được quảng cáo là “hàng xách tay”, nếu xẩy ra vấn đề về chất lượng sản phẩm, thì cơ quan chức năng như Cục An toàn thực phẩm khó có thể giải quyết vì không thể truy xuất đươc nguồn gốc sản phẩm do chưa đăng ký.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật