Quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar: Toàn diện và sâu sắc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện Việt Nam - Myanmar đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong những năm qua, việc trao đổi các đoàn các cấp, các kênh của hai nước đã giúp củng cố tình hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau giữa Việt Nam và Myanmar. Hai bên đã tăng cường tính hiệu quả của hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar: Toàn diện và sâu sắc
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Trọng sang thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar (tháng 8-2017). Ảnh: VOV

Là hai quốc gia khá tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tôn giáo, Việt Nam và Myanmar có nhiều tiềm năng, lợi thế xúc tiến quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Ngày nay, hai nước đang tiếp tục khẳng định quyết tâm đưa quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

quan hệ hữu nghị truyền thống

Trong lịch sử, Việt Nam và Myanmar đã sớm có mối quan hệ giao lưu qua lại lẫn nhau. Từ năm 1947, Việt Nam đã đặt cơ quan thường trú tại Yangon, sau được nâng cấp lên thành Cơ quan đại diện Chính phủ vào năm 1948.

Năm 1954, Thủ tướng Myanmar U Nu sang thăm Việt Nam. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Myanmar. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền và các đoàn thể ở Myanmar luôn tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Sau khi Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 28-5-1975, hai nước đã nâng quan hệ Tổng Lãnh sự lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Từ đó đến nay, mối quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Trong những năm qua, Việt Nam và Myanmar đã không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt. Về chính trị, ngoại giao, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội và giao lưu nhân dân.

Đặc biệt, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 8-2017, hai bên đã ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ quan hệ mới, quan hệ “Đối tác Hợp tác Toàn diện”, ghi một dấu mốc mới trong quan hệ hai nước.

Hiện nay, hai nước tiếp tục duy trì và thúc đẩy các cơ chế hợp tác song phương như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương, Tiểu ban hỗn hợp về thương mại, Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao... Tháng 6-2013, hai nước đã thành lập Hội Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Myanmar và Hội Nghị sỹ hữu nghị Myanmar - Việt Nam. Tháng 8-2014, Việt Nam thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Myanmar.

Nhiều kết quả trong hợp tác quốc phòng - an ninh

Về quốc phòng, hai bên đã ký Thỏa thuận về hợp tác quốc phòng song phương (năm 2011), đạt một số kết quả trong lĩnh vực trao đổi đoàn và đào tạo, tuy nhiên, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng quan hệ hai nước nói chung và hai quân đội nói riêng.

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao QĐND Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Myanmar do Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar dẫn đầu. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (từ ngày 5 đến 8-3-2017) của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Myanmar. Ảnh: Hồng Pha

Về an ninh, cơ chế đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Myanmar đã được ký kết và đang triển khai hiệu quả luân phiên thường niên, trao đổi thông tin và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định phòng chống tội phạm (năm 2014), triển khai hiệu quả cơ chế trao đổi đoàn cấp Bộ trưởng 2 năm/lần.

Những phát triển gần đây trong hợp tác quốc phòng - an ninh song phương cũng được hai bên đánh giá cao, cả trong khuôn khổ song phương lẫn đa phương. Trong năm 2017, hợp tác quốc phòng hai nước có nhiều thành tựu và điểm nhấn quan trọng, đáng kể là chuyến thăm và làm việc của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang, Thống tướng Min Aung Hlaing và việc Công ty liên doanh Viễn thông Mytel chính thức đi vào hoạt động.

Chính sách và mục tiêu bảo vệ biên giới

Hiến pháp Myanmar do quân đội soạn thảo vào năm 2008 đảm bảo rằng quân đội chắc chắn vẫn là thể chế chính trị hùng mạnh nhất của nước này. Việc sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi phải có hơn 75% số phiếu trong cơ quan lập pháp, và 25% số ghế trong Quốc hội được dành riêng cho các lực lượng vũ trang, đảm bảo rằng không thể có sự thay đổi nào nếu không có sự hợp tác của quân đội. Ngoài ra, Hiến pháp cũng dành riêng 3 bộ then chốt cho các lực lượng vũ trang: Bộ Quốc phòng, Bộ Các vấn đề biên giới và Bộ Nội vụ.

Đất nước Myanmar với cảnh sắc tươi đẹp, người dân hồn hậu, mến khách, đang là “điểm đến” của rất nhiều khách du lịch Việt Nam.

Bộ Nội vụ giám sát Tổng cục Hành chính, Trung tâm hành chính Nhà nước, chịu trách nhiệm về các hoạt động hằng ngày của chính quyền các khu vực và chính quyền cấp bang, quản lý hàng nghìn quận và thị trấn. Hiến pháp bảo vệ hơn nữa các lợi ích của quân đội bằng cách cho phép Tổng Tư lệnh quân đội chỉ định 6 trên tổng số 11 thành viên của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia, cơ quan hành pháp cao nhất.

Quân đội cũng tự đề ra ngân sách cho riêng mình và chi tiêu mà không có bất cứ sự giám sát dân sự nào: Năm 2017, ngân sách quân đội lên tới 2,14 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 13,9% chi tiêu của Chính phủ - khoảng 3% GDP quốc gia và nhiều hơn tổng ngân sách phân bổ cho 2 lĩnh vực từ lâu đã bị lãng quên là y tế và giáo dục.

Việt Nam và Myanmar có quan điểm gần gũi, thường xuyên phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, như: Liên hợp quốc (LHQ), ASEAN, hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)... Myanmar ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Chính sách và mục tiêu của Bộ Các vấn đề biên giới bao gồm ổn định và phát triển toàn diện khu vực biên giới, phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống của người dân sống ở khu vực biên giới, phát triển nguồn nhân lực của người dân tộc thiểu số sống ở khu vực biên giới. Bộ có 2 đơn vị trực thuộc là Vụ Các khu vực biên giới và phát triển quốc gia và Vụ Giáo dục và Đào tạo. Hai nhiệm vụ mà Myanmar đang thực hiện là xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển khu vực biên giới và tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho thanh niên dân tộc sống ở khu vực biên giới. Các nhiệm vụ phát triển vùng biên giới đang được thực hiện tại các khu vực của 7 tiểu bang và 2 khu vực liền kề với đường biên giới và các khu vực khác khi cần thiết. Những cam kết này đem lại lợi ích cho 19,5 triệu người sống ở những khu vực này, chiếm 37,87% dân số.

Từ năm 1994, Ủy ban Dân tộc Việt Nam (trước đây là Ủy ban Dân tộc và Miền núi) và Bộ Các vấn đề biên giới Myanmar (trước đây là Bộ Biên giới, Dân tộc và Phát triển Myanmar) đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhau. Tháng 7-2000, hai cơ quan đã ký Thỏa thuận Hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc. Từ đó đến nay, hai bên đã tiến hành trao đổi gần 20 đoàn công tác cấp cao.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật