Bí mật lá thư ‘chôn’ trong khối bê tông 10 tấn, gửi thế hệ năm 2100 ở Thủy điện Hòa Bình

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, trên một khối bê tông hình thang tại sân của Nhà truyền thống Nhà máy Thủy điện Hòa Bình thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến đây.
Bí mật lá thư ‘chôn’ trong khối bê tông 10 tấn, gửi thế hệ năm 2100 ở Thủy điện Hòa Bình
Ảnh minh họa

Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100”. Dòng chữ được khắc trang trọng bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách mỗi khi đặt chân đến nơi lưu giữ “bức thư thế kỷ” tại Công trình thủy điện Hòa Bình.

Tại sao lại có lá thư đó? Ai viết? Những ai tham gia bỏ lá thư vào khối bê tông? Tại sao đến năm 2100 mới được mở? Và lá thư đó viết điều gì?

Xem Video: Thủy điện Hòa Bình đặc biệt như thế nào?

//

Ông Bagachencô - Tổng chuyên viên Liên Xô trên công trường đã nêu ra một khuyến nghị: Nhân dịp ngăn sông Đà, nên có một lá thư để lại cho mai sau.

"Đó là việc làm bình thường, đã trở thành truyền thống ở các nước mà có nghề xây dựng thủy điện lâu năm, ví như Liên Xô. Thông thường, trước khi ngăn đập, họ cùng nhau bàn bạc thảo ra một lá thư, rồi cho vào chai hoặc lọ, đậy kín lại rồi chôn vào thân đập. Họ hy vọng, một trăm năm sau hoặc lâu hơn nữa, khi con đập vỡ, cái chai đựng thư đó trôi lềnh bềnh, ai đó sẽ bắt được và mở ra xem, biết rằng người ta đã làm công trình này như thế nào".

Ý tưởng này được đồng chí Đỗ Mười, khi đó đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình rất ủng hộ. Tuy nhiên, việc lưu giữ lá thư gửi hậu thế sẽ được tiến hành với nghi thức trang trọng tại một địa điểm xứng đáng, chứ không phải đem chôn vào trong thân đập.

Tổng Công ty xây dựng thủy điện Hòa Bình đứng ra tổ chức kêu gọi các nhân sĩ trí thức, nhà văn, nhà báo, những người tâm huyết với công trình thủy điện Hòa Bình viết những bức thư dự thảo gửi thế hệ mai sau (cả bằng tiếng Việt và tiếng Nga) để biên tập thành "Thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau".

Thứ hai, ngày 31 tháng 1 năm 1983, trên trang nhất báo Nhân Dân trang trọng đưa tin "Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên cộn‌g sả‌n Liên Xô" trong đó có đoạn: "Tại Công trường Thanh niên cộn‌g sả‌n, đông đảo cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít tinh nồng nhiệt chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong không khí dạt dào tình hữu nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Misen long trọng chuyển bức thư "Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau" vào kho lưu trữ...".

Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 18 ngày. Tất cả thông tin về "lá thư gửi đời sau" chỉ có vậy, và cái "kho lưu trữ" đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2m, chiều cao 1,8m, cạnh trên 0,8m nặng gần 10 tấn. Và đến năm 2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc đó mới được mở lá thư ra xem.

Xem Video: Quá trình xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và Bức thư Thế kỷ

//

Câu chuyện về lá thư được tái hiện như sau:

Khối bê tông chứa lá thư gửi hậu thế.

Ông Đỗ Xuân Duy, nguyên Trưởng ban phiên dịch cho chuyên gia cơ giới kiêm thư ký của ông Phan Ngọc Tường (Thứ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng thủy điện Hòa Bình), đồng thời cũng là người gắn bó với công trình này từ những ngày đầu tiên kể lại rằng, lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể bởi lấy ý hay, lời đẹp từ nhiều lá thư. Nhưng chắc chắn là có đoạn văn của hai người đó là nhà báo Thép Mới và Giaseplin. Vì là người đã dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá thư lại rất nuột nà, mang "nét" như giọng văn của bài "Cây tre Việt Nam", cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phẩy, dấu chấm. Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật "gửi thế hệ đời sau" cho nên chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn.

Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: "Hôm nay, trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới - những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết...".

Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: "Thế hệ chúng tôi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, những chúng tôi vẫn chắt chiu và quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp của tình hữu nghị Việt - Xô cho đời đời con cháu mai sau".

Còn đồng chí Giaseplin thì có đoạn: "Hòa Bình - tên gọi của công trình là biểu tượng tuyệt đẹp và ước mơ của toàn nhân loại".

Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở? Về việc này, có hai ý kiến giải thích.

Về việc này, có hai ý kiến giải thích:

Thứ nhất, đã là thư gửi "thế hệ đời sau" thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc Thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư... tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người "thiên cổ" từ lâu.

Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56m, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy... Và lúc đó mới mở lá thư cho thế hệ ngày đó biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.

Hy vọng đến đời con cháu, lá thư vẫn còn nguyên vẹn để mọi người có thể đọc lá thư này và thấm nhuần những khó khăn, nỗ lực và cố gắng trong việc xây dựng đập thủy điện của cha anh ta thời xưa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật