Thủ tướng trả lời chất vấn về Vinashin, bauxite

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng nay (24/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn báo cáo và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng mong đợi, Thủ tướng sẽ giải trình thỏa đáng những vấn đề chưa được làm sáng tỏ sau 2 ngày chất vấn với 4 bộ trưởng Công thương, Y tế, Tài chính và Giao thông vận tải.
Thủ tướng trả lời chất vấn về Vinashin, bauxite
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: TTXVN

Đó là những vấn "nóng" nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu như việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vụ Vinashin, thiếu điện...

Về vấn đề bauxite, Thủ tướng đánh giá, tài nguyên bauxite để sản xuất nhôm của nước ta là rất lớn, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, có thể cung cấp lâu dài cho ngành công nghiệp nhôm.

Để triển khai chủ trương này, 2 nhiệm kỳ qua Chính phủ đã 2 lần báo cáo, 1 lần báo cáo với Ban chấp hành TƯ Đảng, 1 lần báo cáo với QH, việc khai thác chế biến bauxite sẽ phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư, đảm bảo lợi ích trước mắt, lâu dài, bền vững.

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, chức năng và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) thẩm định, xây dựng, phân vùng quy hoạch thăm dò khác, với bước đi cụ thể, gắn với sự phát triển Tây Nguyên.

Trên cơ sở kết quả điều tra mới nhất về bauxite và ý kiến của Bộ Chính trị cũng như các chuyên gia, nhà khoa học, Chính phủ đã giao Bộ Công thương hoàn chỉnh quy hoạch chung, lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, tập trung triển khai thí điểm dự án Tân Rai và Nhân Cơ,  giao TKV làm chủ đầu tư.

Thủ tướng nhấn mạnh, 2 dự án bauxite ở Tây Nguyên do Tập đoàn Than và Khoáng sản TKV làm chủ đầu tư và “không liên doanh với nước ngoài”. Tập đoàn nhôm Trung Quốc chỉ được thuê làm tổng thầu EPC, sau 2 năm sẽ chuyển giao lại cho TKV

Việc đánh giá mức độ an toàn của hồ bùn đỏ sau khi xảy ra sự cố vỡ bùn đỏ Hunggary cũng được Chính phủ xem xét và giao cho TKV tổ chức nhiều đoàn gồm nhiều chuyên gia là các nhà khoa học đầu ngành tiến hành nghiên cứu tìm phương án khả thi. Ngoài ra, Chính phủ giao cho TKV nghiêm túc triển khai việc thuê tư vấn nước ngoài kiểm định đáng giá. Riêng hồ bùn đỏ tại Tân Rai được các chuyên gia đánh gía là “an toàn cao”.

Về Vinashin, Chính phủ đã có báo cáo bổ sung, đã có 3 bộ trưởng và Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giải trình trực tiếp trước QH. Tuy nhiên khi đánh giá lại, Thủ tướng thẳng thắn thừa mặc dù có nguyên nhân khách quan tác động nhưng nguyên nhân chủ quan được cho là nghiêm trọng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, Vinashin đã cố ý làm trái và báo cáo không trung thực với Thủ tướng. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện không tốt việc quản lý tập đoàn. Chính phủ đang nghiêm túc thực hiện  kiểm điểm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Thủ tướng nhận trách nhiệm cá nhân đối với sự đổ vỡ của Vinashin, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, cam kết trước Quốc hội "không để xảy ra vụ việc tương tự Vinashin".

Việc số nợ vay 86.000 tỷ, và vốn sở hữu là 8.000 tỷ và tính cả số nợ đang nằm trên sổ sách là hơn 100.000 tỷ, Thủ tướng khẳng định, số tiền khổng lồ này đều hiện diện “trên tài sản là các nhà máy và đội tàu là tài sản của tập đoàn”.

“Như vậy số 86 ngàn tỷ không phải là con số thua lỗ, thất thoát”, Thủ tướng nhấn mạnh
.
Về việc tái cơ cấu Vinashin, Chính phủ đề ra kế hoạch cụ thể với 2 yêu cầu, chấn chỉnh khó khăn tứng bước giảm lỗ tiến dần ổn định và có lãi.

Theo chỉ thị của Bộ chính trị, Thủ tướng đã thành lập ban tái cơ cấu Vinashin với mục tiêu là sớm ổn định sản xuất kinh doanh, từng bước giảm lỗ tiến dần tới có lãi. Việc tái cơ cấu Vinashin “tuy khó khăn còn rất lớn nhưng bước đầu đã có dấu hiệu tích cưc”. Dự kiến năm 2010, doanh thu dự kiến đạt 14 đến 15 nghìn tỷ đồng và dự kiến thua lỗ ít hơn năm ngoái.

* Tiếp tục cập nhật...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật