Mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình: Cứ phạt xong là tái phạm

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan chức năng nhiều lần ra quân truy quét các điểm mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình nhưng chỉ một thời gian sau, các điểm này lại hoạt động trở lại với sai phạm như những lần phạt trước
Mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình: Cứ phạt xong là tái phạm
Bên trong một nhà hàng ở quận 1 bị công an kiểm tra hồi tháng 5-2018 Ảnh: Lê Phong

Mới đây, trong buổi làm việc với Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, Công an huyện Hóc Môn cho biết lực lượng công an đã kiểm tra và xử phạt nhiều điểm kinh doanh các dịch vụ, ngành nghề nhạ‌y cả‌m có tệ nạn. Tuy nhiên, mức phạt nghiêm khắc nhất cũng chỉ là… xử phạt hành chính vì không bắt được quả tang hành vi B.hoa. Thậm chí ngay cả khi bị bắt quả tang có hành vi kíc‌ּh dụ‌ּc cho khách, cũng chỉ xử phạt hành chính các cô gái, không thể làm gì đối tượng tổ chức.

Kiểm tra đâu "dính" đó

Không chỉ ở huyện Hóc Môn, tại nhiều quận, đặc biệt là quận trung tâm như quận 1, 3, 5… hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình cũng rất "sôi nổi", công khai. Cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân kiểm tra, xử lý, kết hợp với nhiều biện pháp như đánh điểm, quy trách nhiệm người đứng đầu địa phương, gắn camera trước các cơ sở kinh doanh, phát huy việc giám sát của người dân…; thậm chí áp dụng các biện pháp mạnh, như đề nghị tước giấy phép kinh doanh cơ sở vi phạm, truy cứu trách nhiệm Hình Sự đối với các đối tượng tổ chức hoạt động mua B.hoa...

Thế nhưng, điều đáng nói là mỗi lần ra quân, hễ kiểm tra ở đâu là nơi đó "dính" vi phạm và toàn là… lỗi cũ, từ hoạt động quá giờ, tiế‌p viê‌n nữ không được ký hợp đồng lao động đến việc dùng các phương thức phục vụ có tính chất khi‌ּêu dâ‌ּm, B.hoa, kinh doanh rượu lậu... Nghĩa là, bất chấp việc cơ quan quản lý có siết chặt, thường xuyên kiểm tra, xử phạt, cắm chốt tại các khu vực tập trung các cơ sở kinh doanh nhạ‌y cả‌m thì những doanh nghiệp này vẫn tìm đủ các chiêu trò để hoạt động: từ đổi tên, đổi chủ, đổi địa điểm đến chuyển đổi ngành nghề kinh doanh…. Đơn giản chỉ vì khoản lợi nhuận khổng lồ mà việc xử phạt cũng chỉ như muối bỏ bể. Thành ra, người dân cứ ví von rằng những cuộc ra quân xử lý chẳng khác gì việc bắt cóc bỏ dĩa, chủ kinh doanh và tiế‌p viê‌n vẫn "sống khỏe", dân chơi vẫn không ngán ngại, vẫn vô tư thác loạn tới bến.

Lẽ nào "bó tay"?

Nói về cái khó trong việc xử lý triệt để hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình, hầu hết các nơi đều than các doanh nghiệp được thành lập và cấp phép quá dễ dàng, trong khi đó nếu chỉ vi phạm hành chính thông thường thì chỉ ở mức xử phạt tiền, quá lắm mới bị tước giấy phép kinh doanh nhưng sau đó tên mới, chủ mới lại hoạt động với chiêu thức cũ. Còn cơ quan cấp phép lại cho rằng theo quy định, người đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ thì được đăng ký, không thể từ chối cấp phép, ngay cả khi tại địa điểm mà trước đó có doanh nghiệp khác vi phạm hành chính. Chưa kể, gái B.hoa không bị đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc như trước đây mà chỉ bị xử lý hành chính nên cứ phạt rồi thả ra, thả ra lại tiếp tục vi phạm. Việc xử lý hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm trá hình cứ như vòng luẩn quẩn.

Thiết nghĩ, trong khi hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm vẫn bị xem là bất hợp pháp ở Việt Nam và mạ‌ּi dâ‌ּm ngày càng biến tướng, tinh vi, khó kiểm soát; Bộ Luật Hình Sự cũng đã nâng khung hình phạt đối với hành vi tổ chức, môi giới mạ‌ּi dâ‌ּm nhưng thực tế việc giải quyết hiện nay còn đang rất phức tạp…, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu, rà soát tất cả các văn bản quy phạm Pháp Luật về phòng chống tệ nạn mạ‌ּi dâ‌ּm, từ đó có sự thay đổi văn bản, chế tài cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, cần có những quy định và chế tài cụ thể về trách nhiệm đối với người đứng đầu địa phương và các ban ngành, cơ quan có trách nhiệm liên quan. Không thể cứ mất thời gian, tiền bạc, sức lực để kiểm tra, xử phạt mà vẫn không xử lý được triệt để tệ nạn này, làm mất niềm tin của người dân vào Pháp Luật và cán bộ thực thi Pháp Luật.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật