Trung – Mỹ chiến tranh thương mại, doanh nghiệp Việt linh hoạt vẫn ‘sống khỏe’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo TS Nguyễn Đức Thành – viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), chiến tranh thương mại (CTTM) Trung – Mỹ sẽ có ảnh hưởng phức tạp, đa dạng, nhiều chiều đến Việt Nam, nhưng nếu DN Việt Nam linh hoạt thì vẫn “sống khỏe”…
Trung – Mỹ chiến tranh thương mại, doanh nghiệp Việt linh hoạt vẫn ‘sống khỏe’
TS Nguyễn Đức Thành

Thưa ông, cuộc chiến này ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu (XK) của Việt Nam?

- CTTM Mỹ - Trung sẽ có ảnh hưởng phức tạp, đa dạng, nhiều chiều. Ảnh hưởng lớn nhất là đến tỷ giá, khi tương quan giữa các đồng tiền sẽ thay đổi. VND cũng nằm trong tương quan chung đó. Tôi thấy bức tranh này là bức tranh pha trộn, bởi nhập hàng nguyên liệu từ Trung Quốc về để chế biến thì rẻ đi (nhờ tỷ giá), trong khi XK sang Mỹ lại đắt lên (cũng do tỷ giá khi VND yếu đi). Thậm chí là với nhiều hàng hóa của Trung Quốc XK sang Mỹ nay bị ngăn chặn, đánh thuế cao lên thì các hàng XK tương tự của Việt Nam vào Mỹ cũng sẽ được lợi. Hay một yếu tố nữa là với các hàng hóa của Mỹ XK sang Trung Quốc nay bị Trung Quốc trả đũa - mà đấy cũng là những mặt hàng mà Việt Nam đang XK sang Trung Quốc - thì có thể hàng Việt Nam thay thế được phần nào nên cũng có thể được lợi.

Mặt tiêu cực, hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam (chủ yếu là hàng giá rẻ), áp lực về lượng cung thừa, tỷ giá... có thể tăng lên. Nên tôi cho rằng đây là một bức tranh pha trộn, nhưng xét tổng thể thì Việt Nam có thể có lợi nhiều hơn.

Ngoài vấn đề tỷ giá, Việt Nam có thể đối phó thế nào trước những thách thức từ cuộc chiến này, như việc hàng hóa Trung Quốc có thể vào mạnh hơn?

- Tôi nghĩ ứng xử cần tùy theo nhóm hàng từ Trung Quốc. Đối với hàng tiêu dùng của Trung Quốc thì cần phải có sự thận trọng. Về lý thuyết cũng không khó, như tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu, đặt ra các điều kiện như cách chúng ta đang làm với ô tô nhập khẩu từ ASEAN (mà dường như đang phát huy tác dụng rất hiệu quả). Vậy vấn đề là có làm được không và chúng ta phải nhận thức được rõ và quyết tâm thì mới có thể phần nào làm được. Nhưng cũng cần thận trọng với khả năng “trả đũa”, vì nếu họ thấy mình có những biện pháp rõ ràng để ngăn chặn hàng hóa của họ thì họ sẽ “trả đũa” hàng hóa của mình. Ở đây đúng kiểu là chúng ta ở vị thế có thể chịu “tai bay, vạ gió”.

Còn đối với hàng nguyên liệu từ Trung Quốc, tôi nghĩ không cần phải đối phó gì. Lý do như tôi đã phân tích ở trên, nguyên liệu mua về để sản xuất rồi lại XK đi Mỹ mà hàng nguyên liệu NK về thì rẻ (do đồng NDT giảm) sau đó qua sản xuất, chế biến rồi bán sang Mỹ thì được lợi (do USD tăng), như vậy chúng ta được lợi kép. Nên điều này sẽ có lợi cho các DN XK của Việt Nam, tức là có lợi về giá, dù lượng có thể vẫn vậy.

Tóm lại bức tranh này rất pha trộn, người được lợi, người bị ảnh hưởng tiêu cực chứ không phải chịu thiệt hại hết. Nên những DN linh hoạt thì vẫn sống khoẻ, còn DN như lĩnh vực nông sản chẳng hạn, nếu chỉ XK sang Trung Quốc thì sẽ bị ảnh hưởng.

Có ý kiến cho rằng, CTTM này có thể khiến nhiều hàng của Trung Quốc sang Việt Nam và chỉ đóng mác để xuất sang Mỹ như là một hình thức “tạm nhập, tái xuất”. Theo ông, điều này có phương hại gì đến hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ?

- Tình trạng “tạm nhập, tái xuất” đã diễn ra từ trước rồi nhưng với cuộc chiến này có thể sẽ mạnh hơn, gia tăng hơn nữa. Điều này thì Việt Nam không có lợi gì ngoài có thể có một chút thu về từ dịch vụ. Quan trọng là việc này nếu bị lạ‌m dụn‌g, trên quy mô lớn thì Mỹ có thể sẽ áp dụng biện pháp điều tra truy nguyên nguồn gốc và sẽ có giải pháp “xử”.

Còn về sức ép của hàng hóa Trung Quốc đổ dồn sang Việt Nam thì có thể Việt Nam bị ảnh hưởng, nhưng chỉ ở “rìa cơn bão”, tức là không phải hàng hóa Trung Quốc không vào được Mỹ thì quay về tràn vào Việt Nam. Câu chuyện không đơn giản như thế và thị trường của chúng ta cũng không thể nào hấp thụ được ở quy mô đó. Nên tôi cho rằng, hàng hóa Trung Quốc sẽ tiếp tục hướng vào Mỹ, chỉ là sẽ qua con đường nào, kênh nào mà thôi. Và trong những ảnh hưởng rơi rớt của “cơn bão” như vậy thì sẽ có những ảnh hưởng đến Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8937
  1. Chiến tranh thương mại với Mỹ có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng nợ tại Trung Quốc
  2. Trung Quốc trong chính sách của Mỹ
  3. Tranh cãi thương mại: ai đúng, ai sai?
  4. Cần ngưng chiến để tránh rối loạn
  5. 4 vũ khí cực mạnh giúp Trung Quốc thắng Mỹ trong cuộc chiến thương mại
  6. BlackRock không ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
  7. Ông Trump dọa áp mức thuế 505 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc
  8. Tổng thống Trump dọa áp thuế với tất cả hàng hóa Trung Quốc
  9. Nông dân Mỹ lao đao vì chiến tranh thương mại với Trung Quốc
  10. Tổng thống Trump tuyên bố sẵn sàng đánh thuế với 500 tỷ USD hàng Trung Quốc
  11. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Doanh nghiệp chủ động đối phó
  12. Khó có chiến tranh tiền tệ Trung - Mỹ?
  13. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: 5 “vũ khí mềm” của Trung Quốc
  14. Tranh chấp thương mại, Trung Quốc muốn thúc đẩy kinh tế với nước khác
  15. Trung Quốc chỉ trích Mỹ đã ‘đóng cánh cửa’ đàm phán thương mại
  16. Cảnh báo tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại đối với GDP toàn cầu
  17. Mỹ quyết không nhượng bộ; Trung Quốc quyết giáng trả!
  18. Chiến tranh thương mại: Mỹ đang ‘khủng bố tâm lý’ với toàn thế giới
  19. Người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng tẩy chay hàng hóa Mỹ
  20. Hậu quả khó lường của cuộc chiến thương mại
  21. Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ: Việt Nam có thể có cơ hội mới
Video và Bài nổi bật