Quản lý với dữ liệu về nhận dạng khuôn mặt?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Brad Smith, Chủ tịch Microsoft cho rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face ID) cần có một cơ chế quản lý từ chính phủ Mỹ.
Quản lý với dữ liệu về nhận dạng khuôn mặt?
Một hệ thống nhận dạng khuôn mặt để thực thi Pháp Luật được trưng bày trong một hội nghị ở Washington.

Và bản thân các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với việc thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt của khách hàng.

Chủ tịch Microsoft Brad Smith vừa gửi lời kêu gọi Quốc hội Mỹ bắt đầu xem xét quy định về công nghệ nhận dạng khuôn mặt vốn đang phát triển hiện nay.

Trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn công nghệ này đóng vai trò gì trong xã hội hằng ngày?”, Smith thừa nhận rằng các công ty công nghệ như Microsoft và Amazon có một vai trò lớn trong việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nhưng ông nói trách nhiệm lớn nhất nằm ở chính phủ.

“Chúng tôi sống trong một quốc gia của luật pháp, và chính phủ cần đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quy định về công nghệ nhận dạng khuôn mặt”, Smith nói.

Luật có nên yêu cầu các công ty có được sự chấp thuận trước khi thu thập hình ảnh của cá nhân để nhận diện khuôn mặt không? Chúng ta có nên đảm bảo rằng các cá nhân có quyền biết những hình ảnh nào đã được thu thập và lưu trữ đã được xác định với tên và khuôn mặt của họ?

Smith gọi Quốc hội thành lập một hệ thống lưỡng đảng gồm các chuyên gia có thể đánh giá công nghệ này nên được sử dụng ra sao tại Mỹ, cung cấp lời khuyên cho Quốc hội về những luật và quy định cần thiết, cũng như đề xuất cách các nhà lập pháp có thể giám sát việc sử dụng nó một cách chính xác.

Theo ông Trần Anh Tú, giảng viên Học viện Kỹ thuật Mật mã: Có thể thấy rằng, ở các nước Tây Âu hoặc Mỹ, vấn đề quản lý và bảo mất các dữ liệu người dùng cá nhân luôn được xem là vấn đề ưu tiên. Điều này có thể được chỉ ra rất rõ thông qua luật GDPR (Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu) của EU và đã có hiệu lực từ tháng 5/2018. Trong khi đó, tại châu Á, vấn đề này hiện vẫn chưa nhận được sự quan tâm.

Hiện Việt Nam chưa có hệ thống dữ liệu Face ID nhưng khi triển khai, theo tôi, nếu muốn áp dụng vào trong lĩnh vực quản lý an ninh, thanh toán thẻ thì Việt Nam có thể học tập chính sách quản lý của chính phủ Trung Quốc. Theo đó, mọi dữ liệu sẽ do một cơ quan lưu trữ và quản lý.

Việc tập trung quản lý cũng sẽ đặt ra thách thức rất lớn trong việc quản lý ra sao với lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ của hàng chục triệu dân, và vấn đề quan trọng hơn chính là phải đảm bảo việc bảo mật ra sao đối với kho dữ liệu này.

“Hoàn toàn có thể ứng dụng blockchain trong việc quản lý lượng dữ liệu này, bởi blockchain có ưu điểm bảo mật cao khi dữ liệu rất khó có thể bị can thiệp. Nó như một cuốn sổ cái ghi chép lại mọi thông tin và không thể thay đổi nội dung đã ghi. Nhưng cần một quy trình được kiểm soát hợp pháp để dịch dữ liệu của công dân thành sổ kế toán phân phối” – ông Trần Anh Tú cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật