CIEM: Tăng trưởng GDP 2018 đạt 6,71%, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các yếu tố căng thẳng thương mại, tranh chấp địa chính trị, tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế 6 tháng năm 2018.
CIEM: Tăng trưởng GDP 2018 đạt 6,71%, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng
Ông Nguyễn Anh DươngTrưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô

Tại buổi họp báo "Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động" ngày 20/7, viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra quan điểm kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn mở rộng trong chu kỷ tăng trưởng.

Theo CIEM, GDP thực tế của Việt Nam vẫn cao hơn so với xu thế, tăng trưởng GDP cũng chưa có dấu hiệu "quá nóng". Tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% - cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ 2011. Kết quả này giúp giảm áp lực điều hành trong 6 tháng cuối năm.

CIEM đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,71%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 12,11%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,93%.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô cho rằng cần phải ứng phó linh hoạt bởi trong giai đoạn tới kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố.

Thứ nhất, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do Mỹ và Trung Quốc có thể hoặc không đạt được thỏa thuận về giảm mất cân bằng thương mại song phương trước bầu cử Mỹ.

Ông Dương lưu ý rằng Mỹ cũng gia tăng căng thẳng thương mại với không ít đồng minh như EU, Canada...

Thứ hai, các tranh chấp địa chính trị vẫn hiện hữu ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, lộ trình tăng lãi suất ở Mỹ có thể bất định hơn, do chiến tranh thương mại có thể ảnh hưởng đến lạm phát ở Mỹ.

Thứ tư, việc hoàn tất các thủ tục cho phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do có thể kéo theo một số tác động tích cực đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ông Dương cho rằng diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ phụ thuộc đáng kể vào cách thức điều hành của Chính phủ và xử lý các điểm nghẽn của mô hình tăng trưởng.

TS Nguyễn Đình Cung, viện trưởng CIEM cũng cho biết, tăng trưởng Việt Nam những năm gần đây hỗ trợ về phía cung khác hẳn với giai đoạn trước dùng các biện pháp thúc đẩy tổng cầu. Đây là cách không thể khác được của nền kinh tế để tránh lặp lại kịch bản của giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật