Đặc thù chứ không phải “đặc quyền“

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều đại biểu kiến nghị những chính sách đặc thù của thủ đô nên giao Chính phủ quy định. Đề xuất xây dựng đô thị vệ tinh cho Hà Nội
Đặc thù chứ không phải “đặc quyền“
Sau khi có luật, thủ đô Hà Nội sẽ hạn chế tối đa các tòa nhà “siêu mỏng”

Ngày 16-11, Quốc hội (QH) thảo luận về dự án Luật Thủ đô. Hầu hết ý kiến đại biểu (ĐB) đồng tình với việc ban hành Luật Thủ đô. Song nhiều ý kiến ĐB trái chiều đối với một số nội dung đặc thù dành cho thủ đô.

Hà Nội thành “ốc đảo”!
Băn khoăn về chính sách kiểm soát nhập cư tránh cho Hà Nội quá tải dân số, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) dẫn hình ảnh “thóc ở đâu, bồ câu đến đó” và cho rằng xu hướng nhập cư là tất yếu và là quyền lợi chính đáng của người dân.
Thay vì sử dụng những rào cản hành chính theo kiểu “ốc đảo” hóa thủ đô, ĐB Nguyễn Thị Khá kiến nghị nên áp dụng biện pháp tổng hợp vấn đề kinh tế - xã hội như xây dựng đô thị vệ tinh, di dời các trường đại học, bệnh viện ra ngoại vi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện thiết yếu khác về cơ sở hạ tầng để tránh gây khó và đảo ngược cuộc sống của người dân.
Bà Khá đề nghị đối với những chính sách đặc thù của thủ đô nên giao Chính phủ quy định để áp dụng có thời hạn.

Về quy định thủ đôcó công dân danh dự trong dự luật, ĐB Nguyễn Thị Khá băn khoăn về sự khác biệt này có thể tạo ra hố ngăn cách vì Hà Nội có công dân danh dự thì chẳng lẽ các tỉnh khác không có quyền này?

Chế tài cơ quan không đáp ứng yêu cầu của dân

Chiều cùng ngày, QH thảo luận tại tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự.

ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng cần có quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đang nắm giữ tài liệu liên quan tới tố tụng.
Ông Khanh phân tích án dân sự thì người dân phải tự tìm chứng cứ nhưng việc này là rất khó khăn do các cơ quan Nhà nước thường gây khó khăn, thậm chí từ chối cung cấp. Hậu quả là các vụ án kéo dài, không có hồi kết.
Ông Khanh đề xuất luậtphải quy định rõ chế tài xử lý nếu các cơ quan này cố tình lờ yêu cầu cung cấp tài liệu của người dân...

Một số ĐB cho rằng thực tiễn xét xử cho thấy thời gian qua, có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có sai lầm nghiêm trọng hoặc có chứng cứ mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định nhưng không có cơ chế để giải quyết lại khiến đương sự rất bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài.

T.Dũng

ĐB Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang), viện trưởng viện Nghiên cứu lập pháp của QH, cho rằng quy định về công dân danh dự, hiện không có văn bản pháp quy nào hạn chế cả nhưng dễ tạo ra cảm giác Hà Nội được “ưu ái” thái quá.
Nhiệm vụ quản lý quá tầm
Lo ngại về việc học và chăm sóc sức khỏe của nhân dân thủ đô sẽ khó khăn thêm khi tiến hành di dời các trường đại học, bệnh viện lớn ra khỏi khu vực nội đô, ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) nhận định giải pháp này là không khả thi vì trong thực tế, nhiều trường, bệnh viện vẫn đang xây dựng những nhà cao tầng mới...
Cũng vấn đề cơ sở hạ tầng, ông Học cho rằng dự luật giao Hà Nội quản lý hệ thống đường bộ (trừ đường cao tốc, quốc lộ) sẽ như đưa lên “vai” chính quyền Hà Nội một nhiệm vụ quá tầm.
Tán đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH Nguyễn Đăng Vang nói: “Muốn cấm phương tiện cá nhân vào nội đô thì phải có tàu điện ngầm, xe buýt nếu không, người dân phải lội bộ vào thủ đô?”.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lo ngại về quy định mức xử phạt hành chính trong khu vực nội thành cao hơn so với mức chung của cả nước liệu có giải được bài toán ùn tắc giao thông.
Ông Vinh đặt vấn đề đâu là cơ sở quy định mức phạt cao không quá 5 lần cả nước, trong khi thu phí chỉ cao không quá 3 lần?
Cùng khía cạnh này, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đánh giá quy định mức thu phí lưu thông, môi trường... ở khu vực nội thành Hà Nội cao hơn mức bình quân chung có thể gây khó khăn cho người nghèo đô thị.
Từ đô thị lớn nhất cả nước, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng Hà Nội khác tất cả các đô thị khác chính vì địa vị chính trị, còn các “đặc thù” khác cũng giống như bất cứ đô thị lớn nào.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật