Những “con sâu“ sống nhởn nhơ trên lòng tốt của người khác

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những tuần qua vừa , câu chuyện về hàng từ thiện tiếp tục quay trở lại, làm nóng dư luận. Sẽ ra sao nếu cuộc sống này lòng tốt, tình tương thân tương ái không còn chỗ đứng?
Những “con sâu“ sống nhởn nhơ trên lòng tốt của người khác
Quần áo cứu trợ thành giẻ rách - Lỗi tại ai?

37 bao quần áo cũ đã/có  nguy cơ (?) bị chuyển làm bị làm giẻ lau xe. Tại kho hàng chứa các kiện hàng cứu trợ có những dấu hiệu cho thấy hàng hóa bị tẩu tán, tuy nhiên phóng viên vẫn nhặt được những chiếc áo lành lặn, đẹp đẽ còn sót lại và một bao tải có nghi xuất xứ: huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Theo tường trình của Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An, ngày 27/10, Hội tiếp nhận toa hàng từ Hà Nội chuyển vào. Khi mở ra thì các gói đồ trên toa không còn nguyên mà bị rách bao bì rất nhiều, quần áo cũ bị tung ra giữa toa.

Bản tường trình của Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An viết: “Lúc đó trời lại mưa to, anh chị em chỉ lựa chọn được những thùng  hàng còn nguyên vẹn trên xe để trở về cơ quan. Những đồ bị tung ra ở toa tàu anh chị em sơ tuyển đóng vào bao, rồi mượn kho công ty cổ phần cơ khí ôtô Nghệ An để gửi”.

Trong quá trình vận chuyển về kho, ông Bùi Đức Hường, cán bộ Ban tuyên truyền đồng thời là tài xế của Hội chữ thập đỏ Nghệ An đã gọi điện cho người nhà của mình làm nghề sửa chữa ôtô đến lấy 37 bao tải đựng quần áo đã sơ tuyển. Trong lúc lộn xộn, các cán bộ của Hội có mặt tại đó không biết được sự việc trên. Đến khi người dân phản ánh thì Hội đã tiến hành kiểm tra và thu hồi toàn bộ số đồ cũ trên để phân loại theo đúng quy trình.

“Hội chữ thập đỏ Nghệ An đã chính thức xin lỗi nhân dân cả nước, nhân dân Nghệ An và những tấm lòng hảo tâm đồng thời xin nhận lỗi về sai phạm của mình trong quá trình tiếp nhận  hàng cứu trợ”.

Phó chủ tịch UBND Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Đường thậm chí không dám nghe điện thoại vì sự cố hàng cứu trợ.

Sự việc khiến dư luận choáng váng. Người ta không thể tin nổi giữa thiên tai lũ lụt, các thông điệp kêu gọi sự chung tâm góp sức của đồng bào cả nước với người dân vùng lũ được liên tục gửi đi, thì ngay tại rốn lũ ấy, những người lãnh sứ mạng tiếp nhận các hàng cứu trợ lại có cách ứng xử theo lối cướp giật, vô nhân đạo đến vậy.

Nhiều người tự đặt câu hỏi: trong những bao tải quần áo bị đem đi làm giẻ lau ấy, có quần áo của gia đình mình? Những bộ quần áo mà họ đã giặt giũ sạch sẽ, gói ghém cẩn thận để gửi tới đồng bào miền Trung với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, với mong muốn chân thành rằng tình cảm của họ sẽ giúp đồng bào miền Trung vững vàng hơn trong lúc khó khăn. Vậy mà những manh áo nghĩa tình ấy đang bị đối xử như một đống rác thải.

Sau sự thật đau lòng đã hắt gáo nước lạnh vào những tấm lòng từ thiện. Những người trước đó hăm hở mang hàng đến các địa phương để quyên góp, thì giờ đây, với lòng tự trọng bị tổn thương, và niềm tin bị đánh cắp, họ không còn muốn tiếp tục những việc thiện ấy nữa. Điều đó thật nguy hiểm. Vì nếu những người nắm giữ các điểm cầu trung chuyển hàng cứu trợ tiếp tục những hành vi vô lương tâm như vậy thì tới đây, việc kêu gọi sự ủng hộ còn mấy ai mặn mà? Người dân vùng lũ sẽ có nguy cơ bị bỏ mặc, vì những lỗi lầm do một (vài) kẻ gây ra.

Rõ ràng sai phạm bị gây ra bởi một (vài) người nhưng hậu quả mà nó thì nặng nề khôn xiết. Nó làm tổn thương cả người làm từ thiện và những người dân vùng lũ đang cần sự giúp đỡ để phục hồi lại cuộc sống của gia đình mình sau thiên tai thảm khốc.

“Tôi rất buồn khi thấy Hội Chữ thập đỏ Nghệ An đã “thay mặt” những người dân đang chịu đói, chịu rét làm tổn thương đến lòng hảo tâm của đồng bào cả nước đang hướng về họ, chia sẻ cùng họ. Cái lý do mà họ đưa ra để ngụy biện cho sự xúc phạm ấy là không thể chấp nhận được, và tôi còn buồn hơn khi Trung ương Hội Chữ thập đỏ cũng đồng tình với ngụy biện đó. Tôi nghĩ, cần phải có lời xin lỗi ở đây và xử lí nghiêm những người  có lỗi”. Bạn đọc email lại đầy bức xúc.

Cùng tâm trạng ấy, bạn đọc có email xem bài viết: “HỘI CHỮ THẬP ĐỎ tại một vùng vừa trải qua thiên tai, biết bao người dân mất người, mất tài sản, mà có thể làm những việc này. Chúng tôi, những người dân ở xa vùng lũ nhưng ngày nào cũng dõi theo, và cả thấy lòng nhói đau khi nhìn đồng bào và các em bé đứng chờ thùng mì cứu trợ.

Tôi thường nói với các con, trời rét này mà lại đói, không hiểu người dân vùng lũ sống ra sao. Vì lí do ấy mà gia đình tôi cũng như bao gia đình khác, ngoài góp tiền còn huy động cả nhà ngồi gom quần áo để mong giúp đồng bào phần nào. Nói là quần áo cũ, nhưng tôi dám cam đoan rằng tất cả những đồ đó chúng tôi vẫn còn đang mặc và muốn sẻ chia, chứ không phải như những người ngụy biện là chúng không dùng được. Việc làm của Hội Chữ thập Đỏ Nghệ An thật là đáng lên án và cần phải có xử phạt để làm gương. Họ thật nhẫn tâm và vô cảm!"

Ủng hộ đồng bào bị bão lụt là một hành động cao đẹp

Một người con của miền Trung có địa chỉ email lên tiếng: “Thật đáng BUỒN-XẤU HỔ-XÓT XA VÀ CĂM GIẬN. Đó là những gì tôi đang nghĩ lúc này. Tôi là người Nghệ An, trước tiên cho tôi xin cảm ơn tấm lòng quý giá của đồng bào trên cả nước đã nhường cơm xẻ áo cho người dân quê tôi. Đồng thời cho tôi gửi lời xin lỗi tới tất cả bà con về sự việc vừa xảy ra. Thật sự tôi rất xấu hổ cho hành vi này của những người được gọi là cán bộ nhân viên HỘI CHỮ THẬP ĐỎ NGHỆ AN. Chúng tôi rất cần lắm những tấm lòng của bà con khắp nơi trên đất nước ta và sẽ không có bất kỳ ai nỡ từ chối những tấm lòng tốt đẹp này".

Có câu của nhạc sỹ Trần Hoàn viết: “CÓ QUA CƠN LẬN ĐẬN,  MỚI HIỂU ĐƯỢC LÒNG NHAU…”. Xót xa thay. Tôi căm giận những kẻ dám trà đạp lên tình cảm cao quý của bà con đồng bào rồi quay ngược lại đổ tội cho… “đồ quá cũ, rách…”. Những con người này không thể hiểu được những mất mát và thương đau đâu. Con sâu làm rầu… vườn rau. Tôi thành thật xin lỗi bà con đồng bào. Kính đề nghị các cơ quan thẩm quyền xử lí thích đáng những phần tử này, đồng thời không nên để họ tiếp tục với vị trí công việc này nữa”… Rút kinh nghiệm ư? Giản đơn quá. Thật xấu hổ.”

Trên đây chỉ là ba trong số hàng trăm ý kiến mà chúng tôi đọc được tại các diễn đàn trên mạng, ngay sau khi vụ việc hàng cứu trợ biến thành giẻ lau được thông tin rộng rãi trên báo chí.

Sự việc rồi đây sẽ được xử lí thích đáng. Một (vài) án cái án kỉ luật được ban ra. Nhưng sự tổn thương thì không thể lấy lại được. Như một cốc nước đã hắt đi thì không thể vun lại cho đầy.

Sự việc cũng buộc người ta phải nhắc lại những vết nhơ trong chuyện xà xẻo tiền hàng cứu trợ xảy ra trước đó. Đó là vụ việc năm 2001 tại Hà Tĩnh, hơn 24,4 tỷ đồng tiền cứu trợ lũ quét bị “tùng xẻo”; vụ việc năm 2009 tại Tuy An (Phú Yên), cán bộ nhiều thôn đã lợi dụng chức vụ, xét phân bổ hàng cứu trợ cho gia đình và người thân, “xà xẻo” tiền của nhiều nạn nhân bị thiệt hại trong trận bão lũ lịch sử tháng 11 diễn ra cùng năm và nhiều những vụ việc khác.

Thế nhưng, trước những sự việc đau lòng này, người dân sẽ không còn tin vào việc cứu trợ sẽ đến được tay những người có hoàn cảnh khó khăn

Gần đây nhất và vụ việc gần 2 tỷ đồng cứu trợ dân bị rơi vào túi quan tham ở Lạng Sơn. Số tiền lớn này bị chiếm dụng ngang nhiên, và kéo dài. Sự việc chính thức phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy Lạng Sơn tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) tỉnh Lạng Sơn. Đoàn công tác đã phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng, thụt quỹ số tiền lớn từ các nguồn quỹ đóng góp của nhân dân cho các chương trình cứu trợ nhân đạo. Kiểm tra các khoản thu, chi từ bốn nguồn quỹ: Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ vì người nghèo, Quỹ phát hành sổ xố, Quỹ hoạt động xã hội, đoàn kiểm tra và phát hiện phần lớn số tiền không nộp vào kho bạc, trong đó, nguồn thu từ Quỹ phòng chống thiên tai, lũ lụt chi tiêu sai nguyên tắc nhiều nhất (1,9 tỷ đồng); Quỹ vì người nghèo hụt trên 191 triệu đồng.

Những sai phạm tại đây diễn ra trắng trợn, thể hiện thái độ coi thường Pháp Luật: từ tháng 6-2004 đến tháng 8-2009, người thủ quỹ được phân công trực tiếp nhận và quản lý tiền mặt theo các phiếu thu đã mang trên 7 tỷ đồng cứu trợ gửi và rút tiền lãi quay vòng 43 lần từ ngân hàng, được trên 239 triệu đồng. Số tiền này đương nhiên được bỏ vào túi cá nhân. Ngày 23-6-2009, thủ quỹ tiếp tục rút số tiền 200 triệu đồng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lạng Sơn, không nộp vào quỹ, chiếm đoạt chi tiêu cá nhân. Số tiền chiếm đoạt từ tiền cứu trợ đã được các quan tham chia chác cho nhau kiếm lợi, trong khi rất nhiều người dân vẫn trong cảnh đói rét kéo dài, không nhận được bất kỳ khoản cứu trợ nào.

Người dân cay đắng trước một thực tế, có những “con sâu” đang sống nhởn nhơ, sung túc trên lòng từ thiện của người khác. Nó khiến cho những người tốt bị mất niềm tin. Nó khiến những người tốt không muốn tốt nữa.

Sẽ ra sao nếu cuộc sống này lòng tốt, tình tương thân tương ái không còn chỗ đứng?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật