Nhật Bản gặp thảm cảnh vì chậm trễ!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhật đã không chuẩn bị kịp các bước phòng, chống lũ lụt trong khi mỗi năm số lượng mưa bão càng tăng nhiều hơn.
Nhật Bản gặp thảm cảnh vì chậm trễ!
Lực lượng cứu hộ phải dùng đến trực thăng giải cứu người dân khỏi nước lũ ở TP Kurashiki, tỉnh Okayama (Nhật) lúc cao điểm lụt 8-7. Ảnh: KYODO NEWS

Thương vong trong trận lũ lịch sử 36 năm qua ở miền Tây Nhật đã là hơn 200 người chếtvà còn tới 21 người mất tích, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa, theo Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga.

Tại sao một đất nước tiên tiến, hiện đại như Nhật lại phải hứng chịu nhiều thương vong và thiệt hại trong một trận lụt đến thế? Các chuyên gia đều có chung nhận định đây là hậu quả của nhiều yếu tố kết hợp, từ khí tượng, thiên nhiên đến xã hội.

Bị động và chậm trễ

Từ ngày 5-7, Cơ quan Khí tượng Nhật (JMA) bắt đầu ra cảnh báo mưa lớn kỷ lục có thể gây lở đất, lụt, sấm sét, lốc xoáy và khuyến cáo sơ tán. Theo JMA, tàn dư của cơn bão nhiệt đới cấp độ mạnh Prapiroon (bắt đầu đổ vào Nhật từ ngày 3-7) kết hợp với khí ấm từ dọc miền Tây đến miền Bắc Nhật đã khiến thời tiết trở nên cực kỳ mất ổn định dẫn tới trận lụt lịch sử.

Một câu hỏi đặt ra về sự sẵn sàng của chính phủ và các chính quyền địa phương trước một thảm họa thời tiết đã được báo trước. Theo nhiều chuyên gia, chính phủ Nhật đã không chuẩn bị kịp các bước phòng, chống trong khi mỗi năm số lượng mưa bão càng tăng nhiều hơn. Theo GS Takashi Okuma tại ĐH Niigata chuyên nghiên cứu về thảm họa, chính phủ Nhật chỉ mới bắt đầu nhận ra cần phải có các bước đi giảm nhẹ ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.

Từ năm 2001, các chính quyền địa phương được yêu cầu phải vẽ bản đồ thiên tai, xác định các địa điểm nguy cơ cao về lụt và động đất, công khai với người dân. Đến năm 2013, phần lớn chính quyền đã hoàn tất. Tuy nhiên, một thực tế là rất nhiều căn nhà trong các khu vực rủi ro - và đã bị san bằng, cuốn trôi trong đợt lũ vừa rồi - được xây trước năm 2001, trước khi có chủ trương vẽ bản đồ thiên tai. Chẳng hạn, TP Kurashiki ở tỉnh Okayama - một trong những địa phương thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ vừa rồi - mãi đến năm 2016 mới có bản đồ thiên tai.

Chỉ chủ động đối phó động đất

Theo chuyên gia Emi Masatani tại tổ chức phi lợi nhuận phòng, chống thảm họa Japan Bousaisikai, không phủ nhận một bộ phận lớn người Nhật khi đối mặt thảm họa thiên nhiên vẫn chủ quan với suy nghĩ mình sẽ đối phó được. Đến khi nhận ra độ nghiêm trọng của tình huống thì đã quá trễ. Truyền thông Nhật cho biết trong trận lũ vừa rồi rất nhiều người đã chọn ở lại nhà dù đã có cảnh báo và đến khi mưa lớn hơn, lụt cao hơn thì mất cơ hội thoát.

Cũng theo bà Masatani, số thương vong lớn có thể vì người dân và chính phủ Nhật đã không chú trọng đúng mức đến công tác đối phó lũ lụt. Đồng tình điều này, GS Okuma cho rằng vốn là nước trải qua nhiều cuộc địa chấn nhất thế giới, Nhật rất chú trọng đối phó động đất, xây nhà cửa kháng động đất nhưng lại ít chú ý chuẩn bị đối phó lũ lụt.

Số người chết cao không phải vì số lượng trận lở đất nhiều - tại 448 địa điểm trong 29/47 tỉnh ở Nhật, mà do quy mô lở đất. Theo GS Takashi Jitosono tại ĐH Kagoshima (Nhật), các trận lở đất ở hai tỉnh Hiroshima và Okayama đã khiến rất nhiều tảng đá lớn nặng hàng tấn lăn từ trên các ngọn núi xuống các khu dân cư. Ông cho rằng cần thiết phải thiết kế thêm rào chắn ở các khu vực thường có đá lăn để ngăn chúng lại.

Thêm nữa, vì các chính sách tái trồng rừng áp dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cánh rừng, ngọn núi ở Nhật đã bị thay bằng các loại cây có rễ mọc cạn, ít khả năng giữ nước. Chưa kể một khi có lũ và lở đất, vì rễ cạn nên các cây này cũng sẽ bị trốc gốc lăn xuống, trở thành mối nguy hiểm cho người dân và nhà cửa.

Hơn 75.000 nhân viên cứu hộ khẩn trương tìm kiếm người mất tích và dọn dẹp đống đổ nát nhưng mọi thứ vẫn rất ngổn ngang. Miền Tây Nhật vẫn còn chìm trong nước. Hơn 200.000 hộ gia đình ở các tỉnh Hiroshima, Kyoto, Okayama và Ehime vẫn chịu cảnh thiếu nước.

Nguy hiểm vẫn chưa qua khi ông Suga vẫn cảnh báo khả năng sẽ còn có lở đất trong thời gian tới. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 12-7 đã đề nghị được giúp đỡ Nhật khắc phục hậu quả trận lũ.

Hiện mưa đã tạnh, thời tiết được dự báo sẽ nắng nóng trong những ngày tới, người dân vùng lụt giờ phải đối mặt rủi ro dịch bệnh sau lũ. Đây là thảm họa nghiêm trọng nhất ở Nhật sau vụ động đất mạnh 9 độ Richter dẫn tới sóng thần năm 2011 khiến hơn 20.000 người chết và mất tích.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8906
  1. Chú ngựa leo lên mái nhà sau trận lũ lịch sử tại Nhật Bản
  2. Nhật Bản: Hơn 200 người thiệt mạng trong trận lũ lụt và lở đất lịch sử
  3. Mùa hè ảm đạm ở Nhật Bản
  4. Lũ lụt ở Nhật Bản: Số người tử vong đã lên đến 176 người
  5. Mưa lũ Nhật Bản: Cái chết tức tưởi của người phụ nữ mới lấy chồng 3 tuần
  6. Nhật Bản đẩy nhanh tái thiết sau đợt mưa lũ lịch sử
  7. Bão chồng bão ‘siêu tốc’ khiến Nhật Bản thương vong lớn
  8. Mưa lũ lịch sử tại Nhật: 128 người thiệt mạng, vẫn còn nhiều người mất tích
  9. Số người thiệt mạng do mưa lũ ở Nhật Bản lên tới hơn 140 người
  10. Ít nhất 130 người chết vì lũ, Thủ tướng Nhật hủy công du nước ngoài
  11. Nhật Bản: Hơn 73.000 người tham gia cứu hộ sau lũ
  12. Thủ tướng Nhật Bản hủy công du nước ngoài do thảm họa mưa lũ
  13. Báo động kỷ lục con số thương vong trận lũ lụt kinh hoàng tại Nhật Bản
  14. Nhật Bản gồng mình chống chọi lại trận mưa lũ lịch sử
  15. Số nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ tại Nhật Bản lên tới 100 người
  16. Mưa lũ Nhật Bản: Chuyện đau lòng từ ngôi trường chỉ có 6 học sinh
  17. 88 người thiệt mạng trong đợt bão lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở Nhật
  18. Số người chết do mưa lũ ở Nhật tăng cao
  19. Lũ lụt khủng khiếp ở Nhật Bản: Hơn 160 người chết, mất tích
  20. Thủ tướng Việt Nam gửi điện thăm hỏi tình mưa lũ tại Nhật Bản
  21. Số người thiệt mạng trong mưa lũ tại Nhật tăng từng ngày
Video và Bài nổi bật