Phớt lờ đồng minh, Mỹ “nóng lòng” bắt tay Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phớt lờ những lo lắng của các đồng minh NATO, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn theo đuổi một cuộc đối thoại với Tổng thống Nga Putin.
Phớt lờ đồng minh, Mỹ “nóng lòng” bắt tay Nga
Ngày 16/7, tại Helsinki của Phần Lan sẽ diễn ra cuộc gặp “lịch sử“ giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin.

Vào ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Nga Putin . Cuộc gặp được diễn ra trong bối cảnh bất đồng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về quan hệ với Nga.

Cuộc gặp lịch sử tại Helsinki

Mới đây, một thông báo phát đi từ Nhà Trắng rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại thủ đô Helsinki của Phần Lan ngay sau khi Tổng thống Trump dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels và thăm Anh.

dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm và đã hoan nghênh động thái này của hai nhà lãnh đạo. Bởi cả Nga và Mỹ đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cùng có tầm ảnh hưởng tới các vấn đề quốc tế. Cải thiện quan hệ Nga – Mỹ, tăng cường đối thoại song phương sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho thế giới, tạo tiền đề giải quyết những thách thức toàn cầu khác.

Lạc quan là thế, nhưng Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ sắp tới liệu có mang lại kết quả như kỳ vọng? Đây là câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có đáp án. Cả Nga và Mỹ đều thừa nhận rằng mối quan hệ giữa 2 nước hiện nay "không ở trong tình trạng tốt nhất". Trong khi đó, nội dung hội nghị thượng đỉnh sắp tới được cho là sẽ thảo luận những vấn đề khá gai góc trong quan hệ song phương. Đó là bàn cờ Nga - Mỹ trong cuộc chiến ở Syria, vai trò các bên trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine; khẩu chiến Nga can thiệp bầu cử Mỹ… hay làm sao tháo nút thắt cho những nghi ngờ còn tồn tại.

Theo ông Timothy Ash – một chiến lược gia cấp cao nổi tiếng đến từ BlueBay as‌set Management, một trong những điều đáng chú ý là Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như rất vui mừng làm việc với một chương trình nghị sự mà ông Putin chỉ có thể nghĩ đến trong tưởng tượng, đó là sự kết thúc của NATO.

Châu Âu đối mặt với một “cơn đau đầu” mới

Nhưng với châu Âu, cuộc gặp này có thể là một sự kiện đáng lo ngại, đánh dấu chính sách ngày càng xa rời đồng minh truyền thống của Washington. Điều mà EU lo sợ nhất trong lần gặp mặt sắp tới giữa Trump và Putin chính là sự khó đoán trong các quyết định của ông Trump.

Nỗi bất an này không phải là không có cơ sở. Tổng thống Trump đã ra lệnh ngừng các cuộc tập trận Mỹ - Hàn chỉ để đổi lấy lời cam kết không cụ thể của lãnh đạo Kim Jong-un về "hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn". Trong hội nghị thượng đỉnh lần này, đối thủ của ông Trump là ông Putin, lãnh đạo lão luyện và có kinh nghiệm đàm phán hơn Kim Jong-un rất nhiều.

Nỗi sợ này càng lớn hơn sau khi các lãnh đạo phương Tây chứng kiến ông Trump kiên quyết rút khỏi tuyên bố chung G7 hồi đầu tháng trước, và đăng những dòng tweet chỉ trích đồng minh khiến các nhà ngoại giao bị sốc.

Bởi vậy, khi ký tuyên bố chung Helsinki, ông Trump có thể ra lệnh ngừng các cuộc tập trận chung Mỹ - NATO ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, vốn bị Nga phản đối từ lâu. Ông cũng có thể nới lỏng lệnh trừng phạt với Nga mà không tham vấn với các đồng minh châu Âu.

Nhiều người nhận định, Hội nghị thượng đỉnh Nga - Mỹ, nếu diễn ra có thể đào sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và các đồng minh trong khối NATO bên cạnh những bất đồng quan điểm về thuế quan, an ninh và nhập cư.

Tuy nhiên, dù thế nào, việc hai nhà lãnh đạo Trump - Putin gặp nhau sau thời gian dài quan hệ Nga - Mỹ đóng băng, cũng là một tín hiệu vui. Mặc dù được đánh giá là sẽ khó tạo ra bước đột phá, song cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga mang một ý nghĩa biểu tượng về nỗ lực hướng tới cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc luôn đối đầu nhau. Bởi vậy, cuộc gặp này, nếu diễn ra, rõ ràng là cơ hội tốt đẹp cho quan hệ hai nước cũng như cho hòa bình và ổn định trên thế giới.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8835
  1. Nhà Trắng tuyên bố Mỹ không công nhận nỗ lực sáp nhập Crưm của Nga
  2. Tờ báo Mỹ giải thích vì sao “Trump mắc nợ Putin”
  3. Thượng nghị sĩ Mỹ: Mỹ phải xem Nga là siêu cường
  4. Mỹ không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea
  5. Nga-Mỹ thảo luận chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh song phương
  6. Nga, Mỹ duy trì đối thoại liên nghị viện thúc đẩy cải thiện quan hệ
  7. Ngoại trưởng Nga-Mỹ điện đàm chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump-Putin
  8. Trump tặng ‘quà đặc biệt’ cho Putin, trận địa chống Nga của phương Tây vỡ vụn?
  9. Những bài toán hóc búa chờ thượng đỉnh Trump-Putin
  10. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đổi giọng về Syria trước thềm thượng đỉnh Trump-Putin
  11. Mỹ khẳng định vẫn duy trì lệnh trừng phạt nhằm vào Nga
  12. Ngoại trưởng Mỹ lại bất ngờ đến Triều Tiên, Trump-Kim lại sắp thượng đỉnh?
  13. Mỹ không thay đổi chính sách về Crimea trước thềm Thượng đỉnh Nga-Mỹ
  14. Nga cảnh báo mức độ “chuyển mình” của Mỹ
  15. Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ: NATO lo sợ hay vui mừng?
  16. Mỹ-Nga nồng ấm trước thềm thượng đỉnh
  17. Trump có thể công nhận Crimea là của Nga?
  18. Nghị sĩ ‘diều hâu’ Mỹ khoái ông Trump đối đầu ông Putin
  19. Tại sao phương Tây lo sợ cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Putin?
  20. Tổng thống Trump bất ngờ xuống nước với người đồng cấp Putin
  21. Cuộc gặp Trump – Putin sẽ đề cập lại vấn đề ‘can thiệp bầu cử’
Video và Bài nổi bật