Ngộ độc… thuốc giả

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân. Chỉ đến khi vào viện cấp cứu, được siêu âm ổ bụng mới thấy trong dạ dày có vô số các vỏ thuốc hình con nhộng.
Ngộ độc… thuốc giả
Thuốc giả xuất hiện ngày càng nhiều

Uống thuốc giả có thể t‌ử von‌g

Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam, thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau: Không có dược chất; Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.

Những vi phạm như trên đã được kiểm chứng nhiều lần trên thực tế bằng các ca ngộ độc thuốc do dùng phải thuốc giả.

Cách đây không lâu, Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp bệnh nhân bị ngộ độc với các triệu chứng đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân. Chỉ đến khi tiến hành siêu âm ổ bụng, các bác sỹ mới phát hiện trong dạ dày của bệnh nhân có vô số các vỏ thuốc hình con nhộng.

Bằng chuyên môn vững và kinh nghiệm lâu năm, các bác sĩ đưa ra kết luận bệnh nhân này đã uống phải thuốc giả nên những vỏ thuốc không được hoà tan và thứ bột trong mỗi viên thuốc đã gây ra tình trạng ứ đọng trong dạ dày và ngộ độc toàn thân.

Các bác sĩ Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân uống phải thuốc giả không những không khỏi bệnh mà còn "mua" thêm bệnh. Ngộ độc nhẹ có thể qua khỏi, còn ngộ độc nặng có thể dẫn tới suy thận, suy gan, nhiễm trùng máu và t‌ử von‌g.

Liên tục xuất hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Người tiêu dùng Việt Nam lo lắng trước thông tin về thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhái xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khá liên tục. Đặc biệt là thói quen mua bán không hoá đơn, chứng từ của người bệnh là điều kiện thuận lợi cho thị trường thuốc giả phát triển.

Tỷ lệ thuốc giả năm 2008 là 0,095%, tỷ lệ này tăng lên 0,12% vào năm 2009.

Các loại thuốc giả chỉ được phát hiện khi đã lưu hành trên thị trường và rất khó truy tìm nguồn gốc.

Hầu hết bị phát hiện khi nhà sản xuất nghe phản hồi thông tin sử dụng thuốc không hiệu quả, đi kiểm tra thì mới biết đã có thuốc bị làm giả.

(Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế)

Trong những năm gần đây, tình trạng này càng trở nên đáng báo động. Năm 2007, Cục Quản lý dược nhận được nhiều báo cáo về các vụ thuốc giả lớn được phát hiện. Điển hình là viên nang Ampicilin 500mg giả tại Nghệ An và Quảng Ngãi. Thuốc này khi được kiểm tra không hề có phản ứng định tính của Ampicillin (không có khả năng chữa bệnh).

Đầu năm 2008, Công an thành phố Hà Nội khám phá vụ vận chuyển 2 hộp các-tông chứa 500 hộp thuốc trị viêm xoang, vỏ hộp ghi là thuốc COTA Xoang-28g do Công ty TNHH Dược phẩm Công Tâm (địa chỉ ở phường Tân Tạo A, quận Tân Bình, TP.HCM) sản xuất.

Lô hàng còn có 200 hộp Bakona (trị rối loạn chức năng gan) loại 50g, bao bì ghi Công ty TNHH Dược Xuân Quang (địa chỉ ở phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, An Giang) nhưng chủ sở hữu 2 lô hàng này không xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ số hàng hóa trên.

Nhà phân phối độc quyền thuốc COTA Xoang, giám định, kết quả sơ bộ xác định, các sản phẩm thuốc COTA Xoang thu giữ là thuốc giả sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Công Tâm.

Ngày 20/5/2009, Cục Quản lý dược Việt Nam đã có thông báo về 3 loại thuốc giả, không rõ nguồn gốc được mang tên thuốc, số đăng ký và nhà sản xuất đã được cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam.

Đó là thuốc viên nang Ampicillin 500mg, Lô SX: 050508, HD: 05/2010, trên nhãn ghi SĐK: VNB-3512-05 của Công ty CP Dược VTYT Thanh Hóa sản xuất. Thuốc viên bao phim Zenatop 250 (Cefuroxime Acetil Tables USP), Lô SX: 0803004, Ngày SX: 21/3/2007, HD: 20/3/2010, trên nhãn ghi SĐK: VN-2005-06 của Công ty Clesstra Healthcare Pvt Ltd. India sản xuất và có nhãn phụ ghi Công ty CP Dược phẩm TƯ. Pharm nhập khẩu. Thuốc viên bao phim Voltaren 50mg (Diclofenac), trên nhãn ghi Công ty Novatis sản xuất.

Ngày 23/8/2010, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) lại tiếp tục ra quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc thuốc L-Bio (men Lactobacillus đông khô, trị rối loạn tiêu hóa), gói 1g, lô sản xuất 0300609; hạn dùng 3.6.2010; số đăng ký: VD-4505-07 do Công ty liên doanh Mebiphar-Austrapharm sản xuất do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu hàm lượng vi khuẩn sinh lactic. Và còn nhiều vụ việc khác liên quan đến thuốc giả, thuốc kém chất lượng, …

Chiến đấu với thuốc giả, nhà quản lý… “hụt hơi”

viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết thuốc giả, kém chất lượng ngày càng được làm giả tinh vi, bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được. Còn cơ quan quản lý phải “hụt hơi” trong cuộc chiến với thuốc giả vì các loại thuốc giả từ mẫu thuốc đến vỏ hộp và tem chống giả đều giống như thuốc thật.

Trước tình hình thuốc giả ngày càng tràn lan, xảo thuật làm thuốc giả ngày càng tinh vi, Cục Quản lý dược đã có văn bản yêu cầu các sở y tế cần xây dựng và thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách thích hợp để đảm bảo luôn truy tìm lại được nhà sản xuất gốc, nhập khẩu và phân phối trung gian, những người đã mua.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược cho rằng việc ngăn chặn thuốc giả không phải dễ bởi thuốc giả không những sản xuất trong nước mà còn được đưa từ nước ngoài vào. Do đó, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng.

Để phần nào hạn chế tình trạng thuốc giả, Bộ Y tế đã yêu cầu các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt, góp phần giảm bớt thuốc giả trên thị trường.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật