“Chảy máu” chất xám trong ngành công nghệ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với việc gia tăng các thương vụ M&A đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều quốc gia trên thế giới đã tăng cường giám sát các vụ M&A nhằm tránh “chảy máu” chất xám.
“Chảy máu” chất xám trong ngành công nghệ
Ảnh minh họa

Việt Nam cũng nên có những động thái phòng bị?

Mới đây, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã chặn một thỏa thuận M&A của Trung Quốc. Cụ thể, CFIU đã chặn vụ mua lại công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế lớn của Mỹ là MoneyGram với một chi nhánh tài chính của Alibaba Group, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc. Quyết định của CFIUS đến trong bối cảnh có những lo ngại an ninh quốc gia ra rằng MoneyGram nắm giữ dữ liệu chuyển tiền của quân nhân Mỹ.

Chỉ trong tháng 3/2018, Trung Quốc đã chi hơn 120 triệu USD vào các thương vụ góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ, việc thâu tóm các doanh nghiệp Việt vẫn chưa có các thương vụ nào đáng kể, cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường.

“Nhưng về lâu về dài, chúng ta cũng cần có những bước chuẩn bị, đề phòng doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng việc sáp nhập để lấy quyền sở hữu công nghệ, đặc biệt là mất đi nguồn lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ” – ông Phan Quốc Huy, Giám đốc thương mại công ty National Fortune cho biết. Nguồn lao động này tại Việt Nam hiện nay đang thiếu và là bài toán đau đầu cho các doanh nghiệp, các lao động có tay nghề cao thường có xu hướng dịch chuyển sang các nước như Mỹ, Singapore do có mức lương hậu hĩnh hơn so với công việc tương tự tại Việt Nam. Bên cạnh đó, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm công nghệ cũng cần phải được chú trọng quản lý. “Đặc biệt, với các sản phẩm dịch vụ chứa đựng nhiều thông tin cá nhân khách hàng nếu như lọt vào tay vào các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới vấn đề bảo mật thông tin cá nhân” – ông Huy cho biết. Để tránh tình trạng trên, Giám đốc National Fortune đề xuất, trước hết về vấn đề lao động, cấp thiết phải có chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho các lao động tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ, như ưu đãi về thuế, bảo hiểm giúp họ gắn kết lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần thắt chặt quy định về chuyển giao công nghệ, nếu có liên quan đến dữ liệu thông tin cá nhân người dùng thì phải quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng những thông tin này, phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

“Trước đây đã có tình trạng các thiệt bị di động giá rẻ của Trung Quốc tự động gửi dữ liệu về máy chủ đặt tại Trung Quốc thông qua phần mềm gián điệp” – ông Huy lấy ví dụ. Phần mềm này cho phép tự động thu thập dữ liệu tin nhắn, lịch sử cuộc gọi, lịch sử sử dụng ứng dụng, vị trí địa lý, thậm chí chụp màn hình, ghi âm cuộc gọi hoặc xóa dữ liệu mà không cần sự cho phép của người dùng. Những gì thu thập được sẽ gửi về máy chủ ở Trung Quốc trong vòng 72 giờ.

Vị giám đốc này cũng đề xuất Việt Nam nên học tập Nhật Bản khi quy định nếu một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một công ty Nhật Bản mà không báo cáo với chính phủ và có nguy cơ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, chính phủ có thể ra lệnh yêu cầu nhà đầu tư bán lượng cổ phần đã mua.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật