Kẻ nhiễm HIV dâ‌m ô bé gái vẫn tại ngoại

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người đàn ông nhiễm HIV xâ‌ּm hạ‌ּi bé gái được tại ngoại khiến gia đình nạn nhân lo lắng, đề phòng.
Kẻ nhiễm HIV dâ‌m ô bé gái vẫn tại ngoại
Ảnh minh họa

Vụ án xâ‌ּm hạ‌ּi bé gái xảy ra ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Đối tượng bị tố xâ‌ּm hạ‌ּi bé gái là Vũ Văn Hùng (52 tuổi, trú Trường Yên, Hoa Lư), đang bị nhiễm HIV.

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Hùng bị tuyên phạt hai năm sáu tháng tù về tội dâ‌m ô với trẻ em. Đặc biệt sau phiên xử người nhà nạn nhân vẫn thấy Hùng ở nhà.

nạn nhân vụ việc N.T.H.N. (Ảnh DV)

Trưa 28/6, trao đổi với PV Đất Việt, chị Nguyễn Thị Ngân (mẹ cháu bé) cho biết: "Sau khi bị tòa xử, ông Hùng vẫn được tại ngoại ở nhà. Việc ông Hùng không bị giam giữ khiến gia đình tôi rất bức xúc, tôi lo lắng và đề phòng sợ ông lại làm hại con tôi một lần nữa.

Tôi đi làm kiếm tiền nuôi chồng con từ sáng đến gần 12 giờ mới về đến nhà, chiều lại đi làm tiếp, tôi không lường trước được khoảng thời gian tôi đi vắng cháu có xảy ra chuyện gì không nên dặn cháu ở nhà khóa cửa không được ra ngoài.

Sau phiên xử sơ thẩm diễn ra vào ngày 27/6, gia đình tôi cũng có đề nghị kháng cáo bản án sơ thẩm, ông Hùng phải bị tội hiế‌ּp dâ‌ּm chứ không phải dâ‌m ô, buộc ông Hùng phải đền bù danh dự cho cháu.

Hơn nữa việc ông Hùng tại ngoại cũng gây nên mối nguy hiểm cho gia đình. Tôi sẽ kiến nghị đưa ông ấy đi chữa bệnh chứ cứ để như thế thật sự khiến gia đình và hàng xóm cảm thấy bất an".

Tâm sự về hoàn cảnh của mình, chị Ngân kể chồng chị bị bệnh tâm thần đi lang thang khắp nơi, mọi ssinh hoạt như tắm gội, vệ sinh cá nhân của chồng đều do chị làm.

Một mình chị vừa chăm chồng và chăm thêm 3 người con nhỏ nên cuộc sống rất khó khăn.

"May mắn chồng tôi cũng được hỗ trợ mỗi tháng vài trăm, bản thân tôi có việc nên cũng có chút tiền để trang trải. Tiền thì biết bao giờ là đủ nên phải chắt chiu, tiết kiệm để nuôi chồng nuôi con" -chị Ngân nói.

Cùng ngày trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng việc bị cáo Hùng bị tuyên phạt mức án trên cũng là hình phạt khá nghiêm khắc bởi theo quy định mức án cao nhất cho hành vi dâ‌m ô là 3 năm tù, ở đây ông Hùng bị 2,5 năm tù.

bị cáo Hùng

Còn việc gia đình kháng cáo để yêu cầu ông Hùng bị xử tội hiế‌ּp dâ‌ּm phải căn cứ vào chứng cứ tài liệu hồ sơ vụ án, các chứng cứ để xác định được hành vi hiế‌ּp dâ‌ּm cháu bé.

Tội dâ‌m ô là người thực hiện không có mục đích gia‌ּo cấ‌ּu, tội hiế‌ּp dâ‌ּm là người thực hiện có mục đích gia‌ּo cấ‌ּu. gia‌ּo cấ‌ּu ở đây được thể hiện trên tài liệu chứng cứ hồ sơ, các vật chất để lại.

Xem Video: Bé 6 tuổi bị yê‌u râ‌u xan‌h nhiễm HIV “hại đời”

//

Ví dụ như vùn‌ּg kí‌ּn cháu có xây xát, mẫu tin‌ּh dịc‌ּh ở cháu bé...Vậy nên muốn chứng minh được hành vi hiế‌ּp dâ‌ּm phải có chứng cứ vật chất và chứng minh được ý thức chủ quan của đối tượng là gia‌ּo cấ‌ּu.

Theo luật sư Thơm, trường hợp bị cáo bị bệnh hiểm nghèo HIV, theo căn cứ của Pháp Luật bị cáo cũng có thể được tại ngoại, nếu cần thiết vẫn có thể bắt tạm giam.

Trong trường hợp này bị cáo có hành vi xâ‌ּm hạ‌ּi cũng cần bắt tạm giam để tránh trường hợp tiếp tục xâ‌ּm hạ‌ּi cháu bé khác.

Hơn nữa khi thi thi hành án, cơ quan sẽ có biện pháp đảm bảo quy chế thi hành án để bảo đảm an toàn cho nạn nhân và người xung quanh.

Tuy nhiên bị cáo bị HIV giai đoạn cuối, nếu gửi đối tượng vào trại cũng có thể gây nguy hiểm cho người khác nhưng nếu để bên ngoài cũng là mối lo ngại của gia đình và người dân, cần buộc nạn nhân đi chữa bệnh bắt buộc.

Nêu quan điểm xung quanh vụ án trên, luật sư Đỗ Hải Bình nói: "Với hành vi dâ‌m ô khung hình phạt như vậy là hợp lý. Theo tôi tội hiế‌ּp dâ‌ּm và dâ‌m ô chỉ cách nhau một bước chân. Ví dụ nếu bị cáo bứt khúc áo của nạn nhân và chưa làm gì thì nó vẫn được quy là hành vi dâ‌m ô. Trong trường hợp này không có chứng cứ chứng minh thì chắc chắn ông ấy sẽ chối.

Không chứng minh được thì buộc phải xử nhẹ cho ông ấy, cơ quan tố tụng cũng không mạo hiểm xử tội hiế‌ּp dâ‌ּm trong trường hợp này".

Theo luật sư Bình, trường hợp này bị cáo bị bệnh hiểm nghèo nên cho tại ngoại là chuyện bình thường nhưng khi tại ngoại cần có sự giám sát.

Ngoài ra luật cũng quy định rõ có thể bắt buộc bị cáo đi chữa bệnh, thời gian đi chữa bệnh sẽ tính vào thời gian tạm giam hoặc giam giữ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật