Credit Suisse: Giá urê tăng trở lại do Trung Quốc thắt chặt nguồn cung

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Credit Suisse, giá urê đã tăng mạnh trong khoảng tháng 8-9, ổn định trong tháng 10 và hiện nay, giá urê sẵn sàng tăng trở lại.

Giá urê, mặt hàng đã tăng giá đến 50% kể từ tháng 6/2010 có khả năng tăng trở lại nếu Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu để củng cố nguồn cung nội địa đối với mặt hàng phân đạm chủ chốt này.

Theo suy đoán của Ngân hàng Credit Suisse, trong vòng hai tuần tới, Trung Quốc có thể bắt đầu nêu đề xuất áp dụng mức thuế xuất khẩu cao với thời hạn hai năm, nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa không bị giảm xuống mức quá thấp. Theo dự kiến, thông báo này sẽ được đưa ra trong tuần này.

Trong vòng hai năm qua, thời điểm áp thuế cao đã không thể triển khai cho tới ngày 1/2 và kéo dài tới cuối tháng 6 với khoảng thời gian ngắn tiếp tục áp dụng hệ thống thuế hạn chế từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10.

Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Credit Suisse cho biết, việc chuyển thời gian tiến hành sang ngày 15/11 hoặc 1/12 như đã được suy đoán sẽ làm giảm nguồn cung urê xuất khẩu trên toàn cầu xuống 10-15% trong quý I, 2011, gây thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng cho vụ xuân và khiến giá urê biến động mạnh.

Sẵn sàng để tăng giá

Urê cũng trong xu hướng tăng giá. Cụ thể, giá urê tăng 12 USD/tấn đạt 360 USD/tấn tại cảng Yuznhy của Ucraina trong ngày thứ Sáu và đạt 370 USD/tấn tại các cảng vịnh Mehico của Mỹ.

Giá urê tại Yuznhy đã giảm xuống mức 230 USD/tấn trong tháng 6/2010.

Theo Credit Suisse, giá urê đã tăng mạnh trong khoảng tháng 8-9, ổn định trong tháng 10 và hiện nay, giá urê sẵn sàng tăng trở lại.

Ngoài ra, xét một cách tương đối, ngay cả sau đợt tăng giá gần đây, urê được xem là mặt hàng có mức giá rất hấp dẫn so với mặt hàng ngô với mức tăng thêm khoảng 115 USD/tấn so với mức giá trung bình.

Có khả năng Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu ni-tơ tiếp sau những lệnh cấm xuất khẩu đối với các doanh nghiệp sản xuất ni-tơ của nước này vì mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Việc sản xuất các loại phân đạm tiêu tốn rất nhiều năng lượng, thường là khí thiên nhiên hoặc than đá như trường hợp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự kiểm soát chặt chẽ và bất ngờ sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ, làm rút ngắn thời gian xây dựng các khu vực dự trữ urê trong các kho bảo thuế, qua đó phân urê có thể được bán với giá chịu mức thuế thấp trong cả năm.

Ngân hàng Credit Suisse nhận định "Không có dự trữ trong kho đồng nghĩa với việc không có xuất khẩu trong các giai đoạn có mức thuế cao.

"Hơn nữa, mức thuế xuất cao cũng khiến phân bón của Trung Quốc khó tiêu thụ (do giá cao) và người mua sẽ phải tìm kiếm nguồn cung từ những nhà sản xuất có công suất hạn chế”.

Trung Quốc sẽ xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn urea trong ba tháng đấu năm 2011, tương đương với 14% lượng cung của thế giới.

Các phản ứng của cổ phiếu

Credit Suisse cho hay triển vọng về mức giá cao hơn khiến cổ phiếu của mặt hàng này đang “nóng” nhờ sự tăng giá cổ phiếu của hãng Acron của Nga, công ty sản xuất phân bón CF Industries Holdings Inc. có trụ sở tại Hoa Kỳ và công ty Agrium của Canada.

Cơ quan này cũng khẳng định lại cổ phiếu của Yara và Safco trụ sở tại Trung Đông đang nằm trong tốp trung bình.

Cổ phiếu của Yara đóng cửa tại mức NOK 306,00/cổ phiếu, giảm 0.7%; cổ phiếu Agrium đóng cửa tại mức 89,85 Can$/cổ phiếu, giảm 0,4% và cổ phiếu CF Industries đóng cửa tại mức 121,39 USD/cổ phiếu tại New York, giảm 0,9%.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật