6 tỉnh miền Trung tìm hướng phát triển kinh tế hành lang đường Hồ Chí Minh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Doanh nghiệp, chính quyền và lãnh đạo Bộ Khoa học đã mổ xẻ bất cập, bàn giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.
6 tỉnh miền Trung tìm hướng phát triển kinh tế hành lang đường Hồ Chí Minh
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Hải.

Sáng 22/6, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị tổ chức hội nghị khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường Hồ Chí Minh vùng Bắc Trung Bộ.

Đại diện 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều đánh giá vùng này có cơ hội phát triển. Nằm bên tuyến đường Hồ Chí Minh, 6 tỉnh thành tạo ra vùng sản xuất rộng lớn dọc theo hành lang của 24 huyện, thị xã với hơn 2 triệu ha. Đất chủ yếu là bazan, rất thích hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghiệp hiện đại.

Bắc Trung Bộ còn có 670 km đường biển, 14 cảng biển và nhiều cửa sông nối ra biển. Toàn vùng có 10,58 triệu dân, trong đó tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 61%...

Sở hữu nhiều tiềm năng, nhưng theo Vụ phát triển Khoa học và Công nghiệp địa phương (Bộ Khoa học và Công nghệ), vùng này còn đối diện với nhiều thách thức trong nông nghiệp như: hạn chế về phương thức sản xuất; thiếu quy hoạch phát triển, chính sách về đất đai... Bên cạnh đó là hạn chế về tri thức, thiếu hụt phát minh sáng chế và công nghiệp chế tạo phục vụ phát triển nông nghiệp.

Tại hội nghị sáng nay, đại diện Công ty cổ phần Nafoods Group, doanh nghiệp đầu tư dự án cây chanh leo ở Nghệ An cho hay, có nhiều thách thức phải đối mặt khi đầu tư vào vùng Bắc Trung Bộ. Trước hết là khí hậu, bởi chỉ cần một trận bão là các sản phẩm hoa quả sẽ bị thiệt hại rất lớn. Đó cũng là lý do một số cây không thể trồng được ở vùng này, ví dụ chuối...

Về quỹ đất, phía công ty cho rằng hầu hết khi đầu tư vào các tỉnh sẽ rất khó tìm được quỹ đất rộng. "Việc liên kết vùng giữa các tỉnh, đặc biệt là liên kết vùng rất khó. Hay các vấn đề về quản lý nhà nước cũng đang yếu...", đại diện Nafoods Group thẳng thắn nói.

Tại hội nghị sáng nay, đại diện Công ty cổ phần Nafoods Group, doanh nghiệp đầu tư dự án cây chanh leo ở Nghệ An cho hay, có nhiều thách thức phải đối mặt khi đầu tư vào vùng Bắc Trung Bộ. Trước hết là khí hậu, bởi chỉ cần một trận bão là các sản phẩm hoa quả sẽ bị thiệt hại rất lớn. Đó cũng là lý do một số cây không thể trồng được ở vùng này, ví dụ chuối...

Về quỹ đất, phía công ty cho rằng hầu hết khi đầu tư vào các tỉnh sẽ rất khó tìm được quỹ đất rộng. "Việc liên kết vùng giữa các tỉnh, đặc biệt là liên kết vùng rất khó. Hay các vấn đề về quản lý nhà nước cũng đang yếu...", đại diện Nafoods Group thẳng thắn nói.

Ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, cho rằng để phát triển được thì cần năm yếu tố, đó là sự tham gia của người nông dân, doanh nghiệp, hỗ trợ của chính quyền bằng các cơ chế, chính sách, vốn và thị trường.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, muốn phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường mòn Hồ Chí Minh thì quan trọng nhất là tạo ra đầu mối liên hệ giữa liên kết vùng, giữa các tỉnh với nhau...

Lâm Đồng đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa. Góp ý tại hội nghị, bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Sở Khoa học Lâm Đồng, để thành công cần sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó xác định người dân là chủ thể, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân, các nhà khoa học phải làm động lực, còn chính quyền là bộ phận trung gian hòa giải những khúc mắc...

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Ảnh: Nguyễn Hải.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng hiện nay trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa cao, chất lượng nông sản chưa đồng đều ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thu nhập của nông dân ở một số nơi còn thấp. Vấn đề đặt ra là cần đưa khoa học công nghệ vào cuộc sống gắn với phát triển kinh tế, xã hội; đẩy mạnh liên kết vùng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa.

"Cần đến sự sáng tạo, chịu làm và làm đến cùng của người dân và doanh nghiệp. Vì vậy để phát triển nông nghiệp công nghiệp hóa hành lang đường Hồ Chí Minh cần có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - người dân", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng đánh giá cao khoa học và công nghệ thời gian qua đã có nhiều đóng góp vào sự phát kinh tế - xã hội chung của các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có sự phát triển của ngành nông nghiệp công nghệ cao.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật