Các đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 8/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) và thảo luận dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Triệu Thị Thu Phương phát biểu.

Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại hội trường ngày 22/5.
Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này quy định về nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng. Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật Cảnh sát biển Việt Nam được ban hành nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định có liên quan của Hiến pháp năm 2013 về tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh và xây dựng các lực lượng trên biển, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống Pháp Luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn, môi trường biển, bảo đảm việc chấp hành Pháp Luật trên biển và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Dự án Luật Cảnh sát biển quy định vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và phối hợp hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, các hành vi bị nghiêm cấm; nhiệm vụ cơ bản của Cảnh sát biển Việt Nam; xác định phạm vi hoạt động, quyền hạn và biện pháp công tác Cảnh sát biển Việt Nam; hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam...
Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trồng trọt.
Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Quốc hội đã thảo luận nội dung này tại hội trưởng ngày 30/5.
Các đại biểu Quốc hội đánh giá, thời gian qua, quy trình lập pháp đã được cải tiến trong tất cả các khâu, từ chuẩn bị đề xuất vào chương trình, soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý đến xem xét, thông qua.
Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác xây dựng Pháp Luật đã có chuyển biến tích cực. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan hiệu quả hơn...
Việc xây dựng Luật Trồng trọt nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trồng trọt, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, khả thi để phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường; có cơ cấu quản lý, sản xuất, kinh doanh hợp lý; tạo lập được nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và từng bước hiện đại hóa, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8675
  1. Phong tướng Giám đốc Công an tỉnh có hợp lý?
  2. Quốc hội sẽ điều chỉnh thời gian cho thuê đất đặc khu thế nào?
  3. Thủ tướng: Người dân còn e ngại công an
  4. ‘Không phải cứ Bộ trưởng là được đại tướng’
  5. Sẽ không còn doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế đơn thuần
  6. Quốc hội thông qua Luật Quốc phòng (sửa đổi)
  7. Ngành nào có số cử nhân thất nghiệp nhiều nhất?
  8. Cố vấn an ninh diều hâu ‘tắt tiếng’ trước cuộc chơi Mỹ - Triều
  9. Máy tính Quốc hội treo vì nhiều đại biểu bấm nút hàng trăm lượt
  10. Ba đề xuất lớn về tổ chức trong dự thảo Luật Công an nhân dân
  11. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sẽ điều chỉnh thời gian thuê đất tại đặc khu
  12. ‘Thành lập 3 đặc khu, Hà Nội và TP.HCM vẫn là đầu tàu kinh tế’
  13. Luật sư của Trump gây sốc khi nói Kim ‘quỳ mọp’ xin đàm phán
  14. Bộ NNvàPTNT nói về nhận chìm 1 triệu m3 bùn, cát gần Hòn Cau
  15. Quốc hội cho ý kiến 2 dự thảo Luật và dự kiến chương trình giám sát
  16. Đặt mục tiêu có ít nhất 1 trường ĐH lọt top 1.000 thế giới
  17. Đề xuất lắp camera tại các cơ sở mầm non
  18. Học sinh không phải chuột bạch để thí nghiệm
  19. Mất bao lâu để giáo dục đi hết con đường quá độ?
  20. “Nhiệm vụ kép” của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
  21. Bộ trưởng KHĐT: Luật đặc khu không có chữ nào về Trung Quốc
Video và Bài nổi bật