So sánh lực lượng hạt nhân chiến lược Nga - Mỹ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nga – Mỹ là cặp quan hệ nước lớn điển hình trong quan hệ quốc tế luôn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, nhạ‌y cả‌m nhưng quan trọng và chi phối mạnh mẽ tình hình thế giới. Thời gian gần đây cặp quan hệ này trở nên “căng thẳng” do xung đột về lợi ích chiến lược trên nhiều bình diện như tầm ảnh hưởng, lợi ích quốc gia, bảo đảm quốc phòng an ninh…
So sánh lực lượng hạt nhân chiến lược Nga - Mỹ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa MX Peacekeeper của Hoa Kỳ đang được phóng thử nghiệm

LTS: Việc đánh giá, so sánh cán cân trong quan hệ Nga – Mỹ bao gồm trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau nhưng trong khuôn khổ có hạn của bài viết, tác giả chỉ xin đề cập đến lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga - Mỹ. Lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga – Mỹ bao gồm bộ 3 chiến lược là: Tên lửa chiến lược bố trí trên mặt đất, Máy bay ném bom chiến lược, Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Phần 1: Tên lửa chiến lược của hai cường quốc

“Chú Sam” – Hoa Kỳ dũng mãnh đến mức nào?

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, về tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bố trí trên đất liền Mỹ có tên lửa “Dân binh – 3” và MX, 550 bệ phóng và 500 đầu đạn hạt nhân. Mỹ có hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia NMD không chỉ được bố trí trên địa phận nước Mỹ mà còn được bố trí trên một số quốc gia khác.

Hiện nay, Mỹ đang tích cực nghiên cứu, triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa mới - Tổ hợp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo THAAD, dùng để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối được phóng từ mặt đất hoặc từ tầu ngầm. Nó có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở cự ly 250 km trên độ cao 150km. Tổ hợp THAAD cho phép bắn lần lượt 2 tên lửa vào một mục tiêu theo nguyên tắc “phóng – đánh giá kết quả - phóng”.

Cho tới nay, THAAD là hệ thống phòng không duy nhất có thể tấn công mục tiêu cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển.

Trong trường hợp cần thiết, đài Ra-đa đa năng GBR có thể cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không nằm trong đội hình tác chiến Patriot PAC-3, Errow và MEADS. Theo như thông báo trước đây của Lầu Năm Góc, tổ hợp chống tên lửa THAAD dự kiến sẽ được đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ trong những năm tới. Giai đoạn đầu Mỹ sẽ thành lập 2 tiểu đoàn tên lửa THAAD độc lập, mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội hỏa lực.

Tên lửa siêu thanh X 51A trước khi phóng

Vừa qua, có thông tin cho rằng, Lầu Năm Góc đã rút lại hợp đồng 400 triệu USD với Lockheed Martin do một bộ phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa chưa trải qua các vụ thử nghiệm chính, nhưng theo Cheryl Amerine, phát ngôn viên của Lockheed Martin, cho biết, nhà thầu này đang hợp tác chặt chẽ với Lầu Năm Góc để giải quyết những rắc rối với thiết bị trên.

... và phóng vào mục tiêu

Ngoài ra, hiện nay Mỹ đang tích cực phát triển tên lửa siêu thanh để tiêu diệt các mục tiêu có “giá trị cao”. Điển hình là tên lửa siêu thanh X51A có thể sẽ được sử dụng như một cỗ máy “săn người”. Nó có thể tấn công mục tiêu trong vòng vài phút thay vì vài giờ như hiện nay. Đặc biệt tên lửa này còn có khả năng mang những quả bom bay với vận tốc 6.500 km/h, cho phép người điều khiển có thể tiến hành những cuộc tiến công tầm xa nhằm vào các mục tiêu chỉ trong vài phút.

Gấu Nga không thua kém!

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Nga, về tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bố trí trên đất liền Nga có 3 loại tên lửa là: SS-19; SS-25; SS-27; 489 bệ phóng và 1788 đầu đạn hạt nhân. Nga khẳng định tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân đối với an ninh nên chủ trương tiếp tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang và vũ khí hạt nhân, triển khai những dự án khoa học kỹ thuật tiên tiến mà không quốc gia nào có và các nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không thể có được trong thời gian tới.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18 (SS-19 Stiletto)


Hiện nay, Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất Yarts, tên lửa đạn đạo phóng từ biển Bulava và tên lửa phóng từ máy bay X-102. Nga đã đi vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng bộ 3 tên lửa này. Ngoài ra Nga cũng đã thử nghiệm thành công một phiên bản mới của tên lửa đạn đạo Iskander-M có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, phóng 2 vệ tinh do thám và truyền thông quân sự.

Hầm phóng tên lửa RS-18 (SS-19 Stiletto)

Tên lửa di động Topol-M - một phần của thế hệ vũ khí mới mà điện Cremli cho rằng đảm bảo an ninh Nga trong 20 đến 30 năm tới sẽ được triển khai ở thành phố Tâycôvô cách thủ đô Moscow khoảng 250 km về phía Đông Bắc. Tên lửa dài 22m, mang 1 đầu đạn hạt nhân, được triển khai lần đầu tiên năm 1990, tên lửa có thể phóng được từ các bệ ngầm dưới mặt đất hoặc các bệ phóng di động được ngụy trang hoặc giấu trong rừng.

Về hệ thống tên lửa đất đối không Pechora-2M của Nga: Pechora-2M là phiên bản nâng câp S-125. Pechora được trang bị tên lửa 5V27D và 5V27DE cải tiến, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và ngòi nổ điều khiển bằng sóng vô tuyến nhưng hệ thống này cũng có thể sử dụng các tên lửa 5V27 đời cũ. Pechora-2M là hệ thống cơ động có thể triển khai trong vòng 20-25 phút thay vì 3 giờ như trước đây. Có bộ vi xử lý ưu việt với thời gian làm việc được cải tiến từ 30-40 giờ lên đến 2.000 thậm chí 10.000 giờ.

Hệ thống tên lửa đất đối không Pechora-2M của Nga

Hệ thống chống nhiễu mới có thể giúp Pechora-2M đối phó thành công với các biện pháp đối phó điện tử ECM và các tên lửa của đối phương. Ngay cả tên lửa chống rađa hiện đại HARM cũng không thể bắn trúng hệ thống Pechora-2M, đơn giản vì hệ thống này không xuất hiện trên màn hình. Tầm bắn của hệ thống này đối với máy bay tiêm kích khoảng từ 30- 35 km bất kể ngày đêm trong điều kiện tác chiến điện tử.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga

Ngoài ra, Nga đã chế tạo tên lửa vượt châu đại dương thế hệ mới “Bạch Dương-M” để trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, lực lượng này sẽ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Loại tên lửa mới này từng bước thay thế các tên lửa đạn đạo vượt đại châu RS-20 cũ. Số tên lửa RS-20 còn mới sẽ được sử dụng đến khoảng năm 2014-2016. Tên lửa “Bạch Dương-M” có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tầm phóng 10.000 km, có thể bay ở những quỹ đạo khác nhau.

Hệ thống phòng không không thể không nhắc đến của Nga đó là tổ hợp phòng không S-400 Triumf. Đây là hệ thống tên lửa tối tân nhất mà ngành công nghiệp Quốc phòng Nga có thể sản xuất. Trong tương lai của không quân Nga sẽ phụ thuộc vào loại vũ khí mới này. S-400 là tên lửa tầm trung và tầm xa, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo. Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga còn công bố, Nga đang bắt tay vào chế tạo tổ hợp tên lửa S-500.

Còn nữa...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật