Ai tiếp tay lâm tặc phá rừng đầu nguồn Ba Rền?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau chuyến đi thực tế dài ngày ở rừng Ba Rền (huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình), nhóm PV  chuyển đển độc giả những ghi nhận đầu tiên về nạn phá rừng đang diễn ra nhức nhối tại địa phương này.
Ai tiếp tay lâm tặc phá rừng đầu nguồn Ba Rền?
Ảnh minh họa

Đột nhập

Rừng Ba Rền là nơi tồn tại của rất nhiều động vật hoang dã và gỗ quý hiếm như lim, gõ, táu, chò, dỗi và các động vật như khỉ, trăn, rùa, hươu, nai…

Rừng được nối với dãy núi U Bò và chạy ra đến vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.


Để vào rốn gỗ lậu này, nhóm PV đã đi thuyền gần một ngày

Ba Rền cách TP Đồng Hới khoảng 50 km, để đến được nơi này chúng tôi phải thuê hẳn một thuyền máy và đi trong một ngày mới đến nơi lâm tặc khai thác gỗ.


Lâm tặc dựng hẳn lán trại kiên cố cho"chiến dịch" khai thác gỗ lâu dài

Sau nhiều giờ, chúng tôi cập bến thượng nguồn sông Lệ Thuỷ. Địa điểm này ở phía nam Ba Rền, tâm điểm tập kết gỗ lậu của lâm tặc.

Vùng thượng nguồn sông Lệ Thuỷ có Khe Cập là điểm tập kết gỗ lậu của các đầu nậu dưới chân núi Ba Rền, đập vào mắt chúng tôi là 2 chiếc lán của lâm tặc dựng ngay cạnh Khe Cập.

Từ Khe Cập, chúng tôi tiếp tục tiến sâu vào rừng hơn 9km.  

Tiếng cưa xăng bắt đầu rít lên liên hồi, xé toạc sự yên tĩnh của không gian núi rừng rộng lớn.

Tiến sâu thêm, chúng tôi ngỡ ngàng và xót xa nhìn những thân cây to lớn bị đốn ngã chỉ còn gốc và ngọn nằm trơ trên đất, nhựa cây khô quánh ở gốc cây.

Rừng Ba Rền kêu cứu

Khi một cây to bị triệt hạ cũng đồng nghĩa với việc có hàng trăm cây con bị đè lên rồi bổ rạp xuống. Muốn lấy một cây gỗ, lâm tặc phải chặt sạch những cây con hai bên gốc, tạo thành khoảng trống với đường kính từ 5 - 10m.


Chỉ còn trơ gốc

Trong rừng, con đường mòn đựơc lâm tặc mở ra theo rất nhiều nhánh, mỗi lối rẽ là một điểm tập kết gỗ, trâu là phương tiện chủ yếu để vận chuyển gỗ.

Sau khi lấy được phần tốt nhất của cây gỗ, chúng gom những phần còn lại, dùng vào việc nấu ăn và sưởi ấm. Khi mang gỗ đi, không đối tượng nào dập tắt lửa, cứ để vậy đến khi cháy hết thì thôi.


Những khúc gỗ nằm lăn lóc trong rừng, chờ lâm tặc mang đi


Tìm đến đám lửa đang cháy cạnh con đường mòn, sau khi lâm tặc “làm thịt” một cây gỗ lớn, chúng tôi bắt chuyện với hai cha con một nhà... lâm tặc.


Rừng Ba Rền có thể cháy bất cứ lúc nào

Người cha tên T kể: “Cha con tôi là người xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, làm nghề đốn gỗ đã lâu rồi. Do đường xá cách trở nên tôi làm hẳn trên này cái trại, chuyển con cái lên đây học chung với con em dân tộc miền núi, thỉnh thoảng mới về quê”.

Ai tiếp tay lâm tặc phá rừng?

Buổi chiều, trên đường trở ra Khe Cập, chúng tôi gặp lực lượng kiểm lâm đang tuần tra trong rừng Ba Rền. Tất cả chuyện trò vui vẻ và tuyệt nhiên không mang theo bất cứ phương tiện gì.

Sau 23 giờ đêm, chúng tôi quay lại dòng sông Long Đại, ngồi “mai phục” ngay Trạm kiểm lâm Long Đại đóng cạnh bờ sông.


Chốt canh của trạm Long Đại im lìm, vắng vẻ

Khoảng 30 phút sau, những chiếc thuyền nhỏ bằng nhôm, gắn máy có thể chở được từ 1 đến 2 khối gỗ bắt đầu xuất hiện.

Đứng sát bên trạm Kiểm lâm Long Đại, chúng tôi dùng đèn pin pha đèn ra 3 lần thì có tiếng nói vọng vào:“Chúng tôi đã báo rồi”! Chuyến thuyền tiếp theo, chúng tôi cũng pha đèn 3 lần, lại có tiếng nói vọng vào: “Đã gọi điện báo rồi”.


Rừng Ba Rền đang kêu cứu

Theo lời vợ chồng người chèo thuyền thì ở đây có rất nhiều tay đầu nậu có “số má”:"Bây giờ có điện thoại di động nên việc làm ăn của lâm tặc cũng dễ dàng hơn. Khi một thuyền đi qua, đầu nậu phải chi 1 - 2 triệu đồng.

Kiểm lâm tinh mắt lắm, nếu thuyền nào cố tình tránh “luật” là “dính đạn” ngay. Mọi việc làm ăn của lâm tặc điều có “luật” và gỗ được vận chuyển trong một khoảng thời gian nhất định, từ 23 giờ đêm cho đến 4 giờ sáng”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật