EU xích về Trung, Mỹ đẩy chiến tranh thương mại báo động đỏ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quyết định áp thuế không nể mặt các đồng minh của Tổng thống Trump, có thể sẽ tạo nên một liên minh mới giữa EU và Trung Quốc.
EU xích về Trung, Mỹ đẩy chiến tranh thương mại báo động đỏ
Ngoại trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross

Trong vòng đàm phán thương mại mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã không đề cập đến những vấn đề “gai góc” nhất, khiến những cơ hội đạt được một thỏa thuận giữa hai bên ngày càng trở nên mờ ảo. Theo các nhà phân tích, việc chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ các nước đồng minh, không chỉ làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại, mà nó còn khiến Trung Quốc cân nhắc một lập trường cứng rắn hơn nữa trước Mỹ.

Mặc dù trước đó, Bắc Kinh đã đồng ý mua thêm hàng hóa từ Mỹ, nhưng những chi tiết xung quanh thỏa thuận này hiện vẫn chưa đạt được.

Jake Parker, Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết, phái đoàn thương mại Mỹ đã “khám phá” nhiều cách khác nhau nhằm tăng xuất khẩu của mình và giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nhận định: “Không có nhiều thảo luận về vấn đề giới hạn chuyển giao công nghệ hoặc áp dụng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc liên quan tới Điều khoản 301 của Đạo luật Thương mại”.

Tờ South China Morning Post cho rằng, chính nội bộ chính quyền Trump có thể đã ảnh hưởng tới đường hướng của các cuộc đàm phán.

Ngoại trưởng Thương mại Wilbur Ross, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong vòng đàm phán mới nhất tại Bắc Kinh, thường được coi là một người cổ súy cho tự do thương mại. Tuy nhiên, những người khác, bao gồm cả Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer lại sở hữu một lập trường cứng rắn hơn.

Các nhà quan sát Trung Quốc đánh giá, Bộ trưởng Ross không được trao đủ quyền hạn để đưa ra quyết định.

Theo ông He Weiwen, cựu cố vấn kinh tế và thương mại của lãnh sự quán Trung Quốc ở New York và San Francisco, Bộ trưởng Ross chịu trách nhiệm về chi tiết các thỏa thuận giao dịch và dự án đầu tư, hơn là phần chính sách. Chính ông Lighthizer mới là một trong những người làm chính sách chủ chốt trong quá trình thương lượng.

“Quan trọng là Trung Quốc nên nói chuyện trực tiếp với Lighthizer”, ông He chỉ ra. “Nhưng vấn đề cơ bản là Mỹ muốn cắt giảm chương trình ‘Made in China 2025’. Có rất nhiều giằng co với Mỹ trong lĩnh vực này”.

Với mục tiêu phát triển ngành công nghệ cao, chiến lược “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc 2025) là một thách thức khác vẫn chưa được giải quyết giữa hai bên. Bắc Kinh vẫn coi đây là một trong những lợi ích chủ chốt của mình, và hầu như không muốn có bất kỳ thay đổi nào.

Mặc dù Trung Quốc đồng ý mua thêm hàng hóa của Mỹ, tuần trước, Nhà Trắng vẫn đề cập đến việc Mỹ sẵn sàng thực thi kế hoạch áp dụng 25% thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc – chi tiết sẽ được công bố vào ngày 15/6. Và cuối tháng Sáu, Washington cũng sẽ đưa ra các đề xuất hạn chế dành cho các công ty Trung Quốc muốn tiếp cận với các công nghệ của Mỹ.

Ông He phân tích, Tổng thống Trump đi theo con đường này vì những lý do chính trị; đồng thời cảnh báo: “Trung Quốc sẽ không nghe theo để đáp ứng các yêu cầu chính trị nội bộ của nước Mỹ”.

Thế giới bên bờ vực cuộc chiến thương mại

Thứ Sáu tuần trước (1/6), Mỹ công bố áp dụng 25% và 10% thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ các đồng minh, bao gồm cả EU và Canada... Quyết định của ông Trump đã vấp phải sự phản đối từ các Bộ trưởng Tài chính G7.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire thậm chí còn đề cập đến khái niệm G6+1, như một ám chí về sự chia rẽ trong quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống.

James Zimmerman, một đối tác tại Bắc Kinh của công ty luật quốc tế Perkins Coie, đồng thời là cựu Chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc nhận định, Trung Quốc đang theo dõi sát sao phản ứng của EU và Canada; và gần như chắc chắn sẽ đi theo chiến lược của mình trước Washington.

“Cho rằng cuối cùng ông Trump sẽ không dám đối mặt với một cuộc chiến tranh thương mại, chiến lược của Bắc Kinh là “chơi đùa” và thao túng Mỹ, mà không thực sự chấp nhận bất kỳ nhượng bộ đáng kể nào”, ông Zimmerman tiên đoán.

Còn theo ông Parker, áp dụng thuế sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế Mỹ. “Một sự lựa chọn tốt hơn đó là làm việc với các nước có cùng tình trạng, để tìm ra một cách tiếp cận chung đối với các vấn đề liên quan tới Trung Quốc”, ngài Phó Chủ tịch đề xuất. “Nó sẽ giúp tăng cường lợi thế và cắt giảm nguy cơ bị trả đũa cho các công ty Mỹ”.

Các mức thuế áp dụng lên đồng minh Mỹ, cũng ảnh hưởng đến những nỗ lực chung mà các nước này đang tiến hành, để giải quyết các lo ngại về những tập quán thương mại tại Trung Quốc, bao gồm bắt buộc phải chuyển giao công nghệ và sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp quốc nội…

Cuối tuần trước, Đại diện thương mại Lighthizer, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Hiroshige Seko, đã cùng đưa ra một thông cáo chung, trong đó cam kết ngăn chặn “các chính sách và tập quán phi thị trường, dẫn tới tình trạng cung quá cầu và tạo ra các điều kiện cho cạnh tranh không lành mạnh”.

Không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc, nhưng theo thông cáo trên, các quốc gia sẽ thúc đẩy “các quy định chặt chẽ hơn về trợ cấp công nghiệp và doanh nghiệp nhà nước”, đồng thời chỉ trích việc ép buộc chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, cùng ngày đó, EU, bên cạnh đơn khiếu nại lên WTO về các tập quán kinh doanh của Trung Quốc; còn đệ trình một đơn khác về về mức thuế mới của Mỹ lên thép vào nhôm. Động thái này đã khiến EU vô hình chung đứng cạnh Trung Quốc cùng “đối đầu” với Mỹ.

“Thế giới đang đứng bên bờ vực một cuộc chiến tranh thương mại”, Robert Carnell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương của ING nói. Theo ông, liên minh Mỹ - EU không còn là bất khả xâm phạm. Mặc dù vậy, sẽ còn cần nhiều thời gian và nỗ lực để gây dựng niềm tin giữa châu Âu và Trung Quốc. Trong lúc này, Bắc Kinh có thể thể hiện thiện chí của mình bằng cách cải thiện vấn đề sở hữu trí tuệ, và mở ra thêm nhiều cơ hội đầu tư.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8664
  1. Mỹ, Trung Quốc chưa đạt được thỏa thuận về Tập đoàn ZTE
  2. Trung Quốc sẽ trả giá đắt hơn Mỹ nếu có chiến tranh thương mại?
  3. Cuộc chiến kỳ quặc của Mỹ
  4. Sợ Tổng thống Trump áp thuế, Trung Quốc ngỏ lời mua 70 tỉ USD hàng Mỹ
  5. CEO cắt giảm chi tiêu và tuyển dụng nhân viên vì chính sách thương mại của ông Trump
  6. Trung Quốc ‘xuống nước’ khi đàm phám với Mỹ
  7. Trung Quốc ngỏ ý nhập 70 tỉ USD hàng hóa từ Mỹ
  8. Trung Quốc ‘đề nghị mua 70 tỷ USD hàng hóa’ để Mỹ bỏ áp thuế
  9. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung lại nóng
  10. ZTE chấp nhận nộp phạt 1,7 tỷ USD để hoạt động trở lại
  11. Trung Quốc đề xuất nâng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ lên trên 50%
  12. Chiều lòng Tổng thống Trump, Trung Quốc đề nghị mua thêm 25 tỷ USD hàng Mỹ
  13. “Chiến tranh thương mại có thể kéo lùi tăng trưởng kinh tế toàn cầu”
  14. Mỹ - Trung trả đũa nhau, thương mại toàn cầu chịu thiệt
  15. Trung Quốc cảnh báo kế hoạch áp thuế của Mỹ
  16. Trung Quốc doạ huỷ các thoả thuận thương mại với Mỹ
  17. Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Bế tắc vẫn hoàn bế tắc
  18. Quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc: Bất đồng tiếp diễn
  19. ZTE bị tòa án Mỹ cáo buộc gián điệp, hối lộ quan chức
  20. Đàm phán thương mại vẫn chưa đạt kết quả, Trung Quốc cảnh báo Mỹ
  21. Trung Quốc dọa hủy bỏ đàm phán thương mại với Mỹ
Video và Bài nổi bật