Phát huy kinh nghiệm lịch sử trong đấu tranh chống tham nhũng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ chế giám sát hiệu quả sẽ giúp phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hành của các quan chức Nhà nước; tăng cường sự chế ước, tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền.
Phát huy kinh nghiệm lịch sử trong đấu tranh chống tham nhũng
tham nhũng đang là vấn nạn của nhiều quốc gia
Cần kế thừa và phát huy kinh nghiệm của lịch sử trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) hiện nay, đó là ý kiến tham luận của giảng viên Trần Hồng Nhung, tổ Lịch sử Nhà nước & Pháp Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội tại Hội thảo góp ý dự thảo văn kiện Đảng do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
Quan tâm đến vấn đề cải cách tiền lương

Chúng ta đều biết, một trong những yếu tố đưa đẩy cán bộ Nhà nước có hành vi tham nhũng là do tiền lương quá thấp, không đủ chi dùng cho sinh hoạt và nuôi sống gia đình. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ nảy sinh ra tham nhũng, việc cần thiết là tăng lương và các khoản phụ cấp xã hội. Cách làm này cũng đã được các nhà vua thời Nguyễn áp dụng.
Cụ thể, để giải quyết tình trạng lương thấp, không đủ nuôi dưỡng sự liêm khiết của quan lại, triều đình đã có giải pháp cấp thêm một khoản tiền là tiền dưỡng liêm có giá trị tương đương với tiền lương hàng tháng của quan chức ở địa phương. Lúc đầu, tiền dưỡng liêm chỉ để dành cho quan lại đứng đầu cấp phủ, huyện như tri phủ, tri huyện và căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, nơi nhiều việc, nơi ít việc.
Về sau, sang thời vua Minh Mạng, đối tượng được hưởng tiền dưỡng liêm đã được mở rộng hơn. Lịch sử đã chứng minh, tiền dưỡng liêm thực sự là một biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại triều Nguyễn. Đây cũng là bài học quý, cần tiếp thu, vận dụng vào công tác cán bộ và sử dụng nhân tài của nước ta hiện nay.

Cơ quan giám sát, phải chuyên trách, độc lập

Một trong những nguyên nhân khiến cho tệ tham nhũng ở nước ta vẫn hoành hành, có quy mô rộng và tính chất nghiêm trọng là thiếu cơ chế giám sát hiệu quả. Tại mỗi Bộ, sở, ngành hiện nay đều có cơ quan thanh tra, nhưng cơ quan này lại trực thuộc cơ quan chủ quản nên làm hạn chế hiệu quả giám sát. Trong khi đó, giám sát quyền lực Nhà nước có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền nói chung và đấu tranh với nạn tham nhũng nói riêng.
Cơ chế giám sát hiệu quả sẽ giúp phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hành của các quan chức Nhà nước; tăng cường sự chế ước, tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền.

Thời nhà Nguyễn, dưới triều vua Minh Mạng, có hẳn một cơ quan giám sát ngoài là Đô Sát viện. Đô Sát viện bao gồm Lục khoa và Giám sát ngự sử các đạo, có chức năng phát hiện ra những hành vi khuất tất, không công bằng, không giữ phép, dối trá, bưng bít, chuyên quyền của các quan lại lớn nhỏ, hoàng thân quốc thích để tâu trình nhà vua.
Đô Sát viện còn được quyền giám sát việc thi cử tuyển chọn nhân tài cho đất nước, nhằm đảm bảo công bằng trong thi tuyển. Đô Sát viện không thuộc cơ quan hành pháp mà chỉ nằm dưới quyền kiểm soát của vua nên hoạt động độc lập và đã tạo ra được một hệ thống giám sát chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Nhờ vậy, đã tăng cường được hiệu lực của cơ chế quân chủ tập quyền; đồng thời đảm bảo sự minh bạch, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước thời kỳ này.

Ngày nay, dù đã có những khác biệt về thời đại, thể chế Nhà nước, nhưng theo tôi, ở thể chế Nhà nước nào cũng tiềm ẩn quốc nạn tham nhũng. Những vướng mắc, khó khăn trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng ngày nay, trong quá khứ cha ông ta cũng đã gặp phải và đã tìm giải pháp khắc phục. “Ôn cố tri tân”, đóng góp cho dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng cộn‌g sả‌n Việt Nam, tôi xin nêu lên một số kinh nghiệm lịch sử quý báu của thời đại trước với hy vọng những bài học này sẽ là một trong những cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Theo phapluatxahoi
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật