Đừng hạ thấp ngành giáo dục bằng từ ‘giá’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người làm thầy giáo, cô giáo hiếm có ai tự coi công việc dạy học là cuộc mua bán để mà định giá.
Đừng hạ thấp ngành giáo dục bằng từ ‘giá’
Ảnh minh họa

Dù lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có giải thích lại về việc đổi từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” nhưng với tư cách một phụ huynh, tôi vẫn không đồng tình.

Nếu việc này được thực thi, sau này cha mẹ, con cái sẽ phải quên đi cái từ ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa từ xưa đến nay ai ai cũng dùng là “học phí”. Như vậy, cần một từ khác để thay thế nhưng phải đúng nghĩa, dễ sử dụng hơn từ cũ. Đối chiếu tiêu chí ấy thì cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” rõ ràng là không đáp ứng.

Thử tưởng tượng một ngày con bạn, cô giáo của con bạn nói rằng: “Ba mẹ ơi, tới ngày đóng giá dịch vụ đào tạo rồi đấy!” Hoặc buổi sáng bạn đưa cho con một cái phong bì và bảo : “Hôm nay con nhớ đóng giá dịch vụ đào tạo nhé!” Nghe thật dài dòng và quá nghịch tai. Đâu có nhất thiết phải rườm rà hóa vấn đề như vậy?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT làm dư luận bức xúc việc muốn thu “giá dịch vụ đào tạo” thay vì thu “học phí” như lâu nay. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Lý giải một cách luật học thì “phí” là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Phí gắn với tiền cụ thể, nộp phí là nộp tiền, thu phí là thu tiền, mức thu ít, nhiều sẽ theo yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ. Ngược lại, “giá” là giá trị được biểu hiện bằng tiền, không gắn với đồng tiền cụ thể nên không thể thu hay nộp. Như vậy rõ ràng “thu giá” là cụm từ vô nghĩa.

Riêng trong lĩnh vực đào tạo, tôi cho rằng nếu dùng “giá dịch vụ đào tạo” sẽ làm cạn kiệt luôn chút giá trị phi vật chất còn sót lại trong mối quan hệ thầy trò hiện nay. Giữa thời buổi mà người ta bắt đầu lo lắng về sự nhạt nhẽo trong tình nghĩa thầy trò, hình ảnh người đưa đò trong mắt học sinh đã khác xưa rất nhiều thì đề xuất này sẽ càng làm cho mối quan hệ ấy trở nên sòng phẳng, ngã hẳn vào vòng xoáy kinh doanh, mua bán.

Tuy không phải thầy cô đi dạy vì mục đích được “tôn sư” nhưng theo quan sát cá nhân, tôi thấy rõ người học càng tôn trọng việc học, tôn trọng, cảm kích người dạy mình bao nhiêu thì sẽ học tập tốt bấy nhiêu. Ở chiều ngược lại, người làm thầy giáo, cô giáo hiếm có ai tự coi công việc dạy học là cuộc mua bán để mà định giá.

Tất cả những chi phí viết ra được bằng con số trong công cuộc trồng người thực ra không phải là giá trị cao nhất của việc đào tạo, vậy nên đừng tự hạ thấp ngành cao quý bằng từ "giá".

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8637
  1. Đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” có thể dẫn đến lạm thu
  2. Nhà quản lý giáo dục đề nghị giữ nguyên khái niệm ‘học phí’
  3. Chuyên gia quan điểm về học phí và dịch vụ đào tạo
  4. Quên phí - giá đi, hãy bàn chuyện miễn tiền học THCS
  5. Trường đại học sẽ thành thương trường với “giá dịch vụ đào tạo”?
  6. Chuyên gia quan điểm về ‘học phí’ và ‘giá dịch vụ GD’
  7. Đã phổ cập thì Nhà nước phải lo tiền học phí cho người dân
  8. "Học phí” thành “giá dịch vụ”: Tính cả tiền giảng viên đi nghỉ mát vào chi phí đào tạo?
  9. Đề xuất ‘học phí’ thành ‘giá dịch vụ đào tạo’: Vì sao dư luận dậy sóng?
  10. Học phí thành học giá, chất lượng giáo dục có lên?
  11. Học phí và giá dịch vụ đào tạo có sự khác nhau
  12. “Học phí” hay “giá dịch vụ đào tạo”?
  13. Lương giáo viên thấp hơn lương giúp việc
  14. “Nhiều đại gia Việt không thiếu tiền sao không mặn mà làm giáo dục?”
  15. Để nâng cao chất lượng cần có chính sách hạn chế số lượng các trường đào tạo sư phạm
  16. Đổi học phí thành giá dịch vụ: Đừng biến trường học thành hàng hóa
  17. Bộ trưởng GD-ĐT: ‘Tên gọi học phí là do mọi người quen tai’
  18. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì về đề xuất chuyển học phí sang giá?
Video và Bài nổi bật