Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Các nước hãy thôi ‘đánh’ Nga

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Jean-Claude Juncker cho rằng các nước EU cần phải chấm dứt việc lên án, chỉ trích Nga, và đã tới lúc cần nối lại quan hệ với Nga vì quy mô cũng như tầm quan trọng của nước này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu: Các nước hãy thôi ‘đánh’ Nga
Ảnh minh họa

Theo báo Guardian (Anh), ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, kêu gọi chấm dứt việc chỉ trích nước Nga sau hai tháng xảy ra vụ việc cựu điệp viên Nga bị đầ‌u độ‌c tại Anh khiến hàng loạt nhà ngoại giao của Matxcơva trên toàn Liên minh châu Âu (EU) đã bị trục xuất.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu tin rằng đã tới lúc cần phải làm mới lại quan hệ với Nga bởi quy mô lãnh thổ cũng như tầm quan trọng của đất nước này.

Phát biểu tại Brussels (Bỉ), ông Juncker giải thích: "Tôi cho rằng chúng ta phải kết nối lại với Nga. Tôi rất không vui với tình trạng quan hệ của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận những gì Nga đã làm với Crimea hay miền đông Ukraine. Song chúng ta cũng phải nhớ rằng toàn bộ lãnh thổ của Liên minh châu Âu chỉ khoảng 5,5 triệu km2, trong khi Nga là 17 triệu km2".

"Do đó chúng ta phải quay trở lại, tôi sẽ không nói là bình thường hóa quan hệ với Nga, nhưng có rất nhiều khu vực, nhiều lĩnh vực chúng ta có thể hợp tác theo cách tốt hơn với nghiên cứu, đổi mới công nghệ và những cái khác. Không quên những điều khác biệt và chia rẽ của chúng ta. Nhưng quan điểm chỉ trích Nga này cần phải chấm dứt", ông Juncker tiếp tục.

Những quan điểm mà ông Chủ tịch Ủy ban châu Âu vừa nêu ra ngày 31-5 tại một sự kiện bàn về cải cách Liên minh châu Âu (EU) hẳn sẽ khiến chính phủ của thủ tướng Anh Theresa May khó chịu.

Bà May đã vận động tối đa các nước đối tác và đồng minh tẩy chay Nga sau vụ việc cựu điệp viên người Nga, ông Sergei Skripal, cùng con gái ông này là cô Yulia, bị đầ‌u độ‌c tại Salisbury, Anh hồi tháng 3 năm nay.

Quan điểm của ông Juncker dĩ nhiên cũng sẽ gây ra một số thất vọng ở Washington. Chính quyền Mỹ đã và đang vận động EU áp đặt những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn với Nga vì những cáo buộc phía Mỹ cho rằng Nga can thiệp bầu cử của họ.

Trên thực tế những biện pháp trừng phạt EU đưa ra với Nga sau lần sát nhập Crimea năm 2014 đã bị một số quốc gia thành viên khối này phản đối.

Tại Ý, hai đảng liên minh vừa giành chiến thắng và cũng đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ mới là Phong trào 5 sao và Liên đoàn, cũng chủ trương muốn xóa bỏ những lệnh trừng phạt của EU với Nga.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật