Chuyên gia Nga khoét vào điểm yếu của Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau thừa nhận cay đắng của chính NATO, chuyên gia Nga đã kịp bồi thêm nhận định về năng lực thật sự của Mỹ-Ba Lan nếu xảy ra cuộc chiến với Nga.
Chuyên gia Nga khoét vào điểm yếu của Mỹ
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Nhận định của chuyên gia Alexander Khrolenko vừa được biết đến trong bài viết đăng tải bởi Sputnik. Theo vị chuyên gia này, nếu chính quyền Ba Lan còn giữ thái độ và vẫn thể hiện những đặc tính của một chính quyền ưa thích các nỗi thống khổ chính trị - quân sự.

Theo chuyên gia Khrolenko, từ thời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan ông Antoni Macherevich đã tin rằng, nền quốc phòng quốc gia cần có 40.000 binh lính quân đội Mỹ và 700 xe tăng Mỹ. Cho tới nay dù con số này còn xa với nhưng lãnh đạo Lầu Năm Góc đã thể hiện mong muốn gia tăng sự hiện diện quân sự tại Ba Lan.

Tác giả khẳng định, cách hành xử của Warsaw rất lạ. Vấn đề là ở chỗ, trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu, Ba Lan đứng vị trí số 22 khi có 110.000 quân, 1.000 tăng, 800 pháo, 240 tổ hợp tên lửa, 130 máy bay và trực thăng không quân, 2 tàu khu trục và 4 tàu ngầm.

Và chừng đó, thực tế Warsaw không cần thiết đến, bởi Ba Lan còn được sự bảo vệ bởi các đồng minh và mối đe dọa chiến tranh thực tế là không tồn tại. Nhưng Ba Lan không đếm xỉa đến điều này và từng bước trang bị vũ khí của Mỹ và luôn to miệng về mối đe dọa từ Nga.

Vị chuyên gia này cho rằng, cách hành xử của Ba Lan – đó là con đường chắc chắn dẫn tới sự tự hủy diệt, bởi các lữ đoàn của Mỹ trước hết đe dọa chính bản thân đất nước Ba Lan. Vấn đề là, nếu Đông Âu bắt đầu cuộc xung đột quy mô lớn chống lại Nga, thì các đơn vị của NATO và Mỹ sẽ là mục tiêu đầu tiên để phía Nga trút đòn tấn công.

Không những vậy, chuyên gia Khrolenko còn dự đoán kết quả của kịch bản đối đầu. Nga sử dụng các đòn tấn công tên lửa để tiêu diệt các sân bay, kho vũ khí đạn dược, cơ sở nhiên liệu, hệ thống liên lạc và phòng không tại Đông Âu của đối phương.

Kết quả là lực lượng quân sự của Mỹ đang triển khai ở Đức, Ba Lan và các nước khác sẽ bị chia cắt hậu cần. Thiếu liên lạc, không có đạn dược và nhiên liệu, lữ đoàn thiết giáp của Mỹ sẽ biến thành những đống rác chỉ trong một ngày đêm.

Không chỉ chuyên gia Nga chỉ ra điểm yếu của Mỹ và NATO nếu diễn ra đối đầu quân sự với Moscow, Nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), ông Jeffrey Ratke cho rằng, NATO luôn tồn tại điểm yếu rất lớn nếu đối đầu quân sự với Nga.

Theo ông Ratke, kể từ năm 2013, Nga đã tiến hành một số cuộc tập trận lớn, thể hiện khả năng nhanh chóng di chuyển khối lượng quân khổng lồ tới biên giới của NATO và EU. Theo Ratke, điểm mạnh nhất của Nga lại chính là nhược điểm chính trong chiến lược của NATO.

Trong trường hợp cần ngăn chặn sự xâm lăng của Nga, các thành viên liên minh triển khai cái gọi là lực lượng yểm hộ ở các nước Baltic và Ba Lan, cũng như vùng Biển Đen. Nhưng lực lượng này quá nhỏ và sẽ không hiệu quả, nếu NATO không thể nhanh chóng chuyển viện trợ lớn cho khu vực.

Tác giả nhắc nhở rằng, cựu chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges thường xuyên nêu vấn đề về nhu cầu triển khai "đội quân Schengen" (tức là trao cho Quân đội NATO quy chế đặc biệt, có thể đi lại tự do giữa các nước châu Âu).

Chuyên gia Ratke ủng hộ sáng kiến đó, vì điều này sẽ loại bỏ các trở ngại quan liêu khi quân đội NATO di chuyển qua biên giới các nước, nhưng theo ông, đây vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất, mà khả năng cơ động mới là điểm yếu chính của Quân đội NATO.

Điều tồi tệ nhất ở Quân đội NATO đang triển khai ở châu Âu là khả năng nhanh chóng vận chuyển trang thiết bị quân sự và binh lính với số lượng lớn đến các khu vực tác chiến trong thời gian nhanh nhất.

Để làm điều này, NATO không có đủ dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng. "Chi hàng tỷ dollars cho xe tăng và xe thiết giáp không có ý nghĩa gì, khi mà không có phương tiện kịp thời vận chuyển chúng đến điểm nóng" - chuyên gia Ratke nhấn mạnh.

Chuyên gia Ratke kết luận rằng: "NATO tập trung vào tính cơ động và triển khai nhanh chóng, chứ không chỉ chăm chăm đáp ứng nhu cầu mua sắm vũ khí, chỉ làm tốt điều đó, NATO mới có thể tăng cường phòng thủ tập thể và có thể đấu tay đôi được với Nga".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật