Những ý kiến trái chiều của đại biểu Quốc hội khi xử Hoàng Công Lương

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên hành lang Quốc hội cũng như trên nghị trường, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến trái chiều về vụ bác sĩ Hoàng Công Lương bị đưa ra xét xử do liên quan vụ 9 người chết khi chạy thận.
Những ý kiến trái chiều của đại biểu Quốc hội khi xử Hoàng Công Lương
Ảnh minh họa

Khẳng định luôn theo dõi sát vụ việc, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre) nói ông không đồng tình với việc VKSND truy tố và đề xuất mức án 30-36 tháng tù cho hưởng án treo đối với bị cáo Hoàng Công Lương. Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng cần phải xem lại vụ án. Đại biểu tranh luận gay gắt vụ bác sĩ Hoàng Công Lương hầu tòa

Tham gia tranh luận sáng 26/5, đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi (Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng việc kết tội như cáo trạng ảnh hưởng rất lớn đến ngành y tế. "Cá nhân tôi thấy bác sĩ Hoàng Công Lương có thể vô tội", vị đại biểu thuộc đoàn Thanh Hóa nói tại nghị trường.

Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) cũng có cùng quan điểm. Ông băn khoăn trước việc cơ quan tố tụng quy trách nhiệm cho một bác sĩ chỉ biết cứu người và làm đúng chức trách, nhiệm vụ. Vị đại biểu sinh năm 1967 mong rằng phiên xử này sẽ mang lại tiếng nói công minh, mang lại lòng tin cho các thầy thuốc đang ngày đêm cứu chữa người bệnh.

Thẳng thắn nói về quy kết của cơ quan tố tụng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng căn cứ pháp lý để truy tố, kết tội bác sĩ Lương là rất yếu. Theo ông là không đủ sức thuyết phục dư luận.

Với góc nhìn của một lãnh đạo bệnh viện, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (Phó giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nói: “Phiên tòa vừa rồi đã lộ ra những vấn đề mờ ám như là hợp đồng, đưa thêm vào biên bản họp những quyết định". Ông Hiếu nói những khuất tất này phải được làm rõ vì liên quan sinh mạng, chính trị của bác sĩ Lương và sau lưng là toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế.


Đại biểu Nguyễn Anh Trí, nguyên viện trưởng viện huyết học - Truyền máu TƯ, thì cho rằng vụ án có nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra, dẫn đến sai lệch hồ sơ; phiên tòa không nghiêm túc, người cần có mặt lại không có mặt. Cho rằng nhiều người khác phải trách nhiệm về sự cố làm 8 người chết, ông Trí nói: "Cần phải tìm ra người đó" đồng thời tuyên bác sĩ Lương vô tội tại tòa.

Cùng đề cập đến khả năng bỏ lọt tội phạm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận định giám đốc bệnh viện ký hợp đồng nhưng thiếu trách nhiệm, thậm chí còn có lợi ích nhóm. Vị đại biểu tỉnh Bến Tre cho rằng nếu không xem xét lại vụ án có thể dẫn đến việc xử lý không đúng người, đúng tội.

Không đề cập chuyện đúng - sai, nữ đại biểu Phan Khánh Phong Lan nói kết quả phiên tòa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý tất cả cán bộ, nhân viên ngành y. Ngoài mong muốn HĐXX đánh giá đúng người, đúng tội, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng hy vọng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan có tiếng nói bảo vệ lẽ phải nếu cán bộ của mình làm đúng nhiệm vụ được giao.

"Nếu tòa tuyên (bác sĩ Lương) vô tội, tôi sẽ lên tận nơi cảm ơn tất cả hệ thống tư pháp Hòa Bình", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nói bên lề Quốc hội và tin rằng sau phiên tranh tụng công minh, HĐXX đưa ra phán quyết tốt nhất cho Hoàng Công Lương.

Tranh luận với các ý kiến trên, ông Nguyễn Tiến Sinh (Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) cho rằng việc các đại biểu quan tâm đến vụ án là cần thiết nhưng không nên đánh giá, kết luận có oan sai, thậm chí dẫn dắt cho dư luận có tội hay không có tội. "Việc phát ngôn như vậy trong khi tòa án đang xét xử là cảm tính và không thực sự thích hợp", đại biểu Sinh nói.    

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật