Đây là 4 điểm tôi không thể ‘yêu’ nổi trên Android P

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phiên bản mới nhất của hệ điều hành Android có nhiều điểm hứa hẹn, nhưng đồng thời cũng có một số điểm cần phải điều chỉnh trước khi ra mắt chính thức.
Đây là 4 điểm tôi không thể ‘yêu’ nổi trên Android P
Ảnh minh họa

Android P mới được Google giới thiệu tại Google I/O vào đầu tháng này. Phiên bản mới nhất được tích hợp nhiều thao tác cử chỉ, các tính năng giúp hạn chế thời gian sử dụng điện thoại và nhấn mạnh vào AI.

Tuy nhiên không phải phiên bản mới lúc nào cũng hay. Dưới đây là 4 điểm tôi cảm thấy chưa thể “yêu” ở Android P sau một tuần trải nghiệm trên điện thoại Nokia 7 Plus.

* Đây là những nhận định dựa trên phiên bản Android P beta, chưa phải là bản chính thức. Khi Google ra mắt Android P chính thức vào quý III năm nay, một số điểm trong bài viết có thể sẽ được khắc phục.

Thao tác cử chỉ phức tạp, không bỏ được hàng phím ảo

Việc điều hướng trên Android P đã thay đổi hoàn toàn so với những phiên bản trước. Trước đây, hệ điều hành Android luôn gắn với 3 nút là Home (về màn hình chính), Back (quay lại) và Recent (đa nhiệm).

Các nhà sản xuất có thể tích hợp nút ảo hoặc sử dụng nút cảm ứng phía ngoài màn hình. Tuy nhiên ở Android P, Google đã chuyển sang sử dụng các thao tác điều hướng bằng cử chỉ, một sự thay đổi khá đột ngột.

Ở phiên bản mới, nút Home (biểu tượng “viên thuốc” ở thanh phím ảo) bỗng nhiên mang một loạt thao tác: bấm một lần để về màn hình, quẹt ngang hoặc vuốt lên để hiện đa nhiệm, vuốt lên hai lần hoặc vuốt dài để hiện khay ứng dụng, bấm giữ để mở Google as‌sistant...

Mặc dù bỏ được nút Recent, số lượng thao tác trên nút Home lại quá nhiều, dễ nhầm lẫn và người dùng sẽ phải mất một thời gian mới làm quen được.

Mặc dù đã chuyển sang thao tác bằng cử chỉ, Android P vẫn chưa bỏ được thanh phím ảo

Tuy đã bỏ được nút Recent, Google lại chưa giải quyết được nút Back. Không một thao tác nào thay thế được chức năng quay trở về, do vậy Google không bỏ được phím Back.

Dù đã tích hợp cử chỉ, hệ điều hành Android P vẫn phải tốn diện tích màn hình cho một hàng phím ảo chứ không bỏ được hoàn toàn như nút Home ở iPhone X.

Thực ra nhiều nhà sản xuất đã tích hợp cử chỉ trên smartphone của mình, ví dụ như nút back trên máy Xiaomi thì vuốt từ cạnh trái màn hình sang, còn Oppo thì cho vuốt ở cạnh dưới màn hình. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, không thể nào đồng bộ với mọi thiết bị như ba phím gốc của Android.

Vấn đề của hệ điều hành này là Google, từ đầu, đã không yêu cầu các nhà phát triển tích hợp phím quay lại trên giao diện ứng dụng. Apple làm như vậy và trên iPhone X họ chỉ cần tìm cách giải quyết phím Home vì phím back vật lý chưa bao giờ tồn tại.

Cho đến khi Google thay đổi hẳn cách điều hướng của mọi ứng dụng, hệ điều hành Android sẽ luôn mất một chút diện tích màn hình cho phím ảo.

Giao diện quá nhiều màu và hiệu ứng chuyển đổi rườm rà

Các phiên bản trước là Nougat và Oreo áp dụng tông màu khá nhạt, với điểm nhấn là một chút màu xanh trong toàn bộ giao diện. Điều này có thể thấy rõ nhất ở mục cài đặt. Android P thì ngược lại khi mang một giao diện nhiều màu sắc.

Cũng ở mục cài đặt trên Android P, mỗi chức năng sẽ có một màu sắc khác nhau và thường là tương phản. Tất nhiên, màu sắc cũng có thể giúp người dùng dễ nhận biết mục cần tìm hơn, nhưng Android P lại thay đổi quá nhanh chóng.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật