Tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ tù chung thân

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 18/10, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bíịcáo Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc BLQ dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước mức án tù chung thân vì tội “Nhận hối lộ”.
Tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ tù chung thân
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị tuyên phạt án chung thân và buộc nộp lại 262.000USD (tương đương 5 tỷ đồng). Ảnh: Vy Anh

Đồng thời buộc bị cáo Sĩ nộp lại 262.000USD (tương đương 5 tỷ đồng) sung công quỹ Nhà nước.

Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), căn cứ chứng cứ thẩm tra tại tòa, tranh luận giữa các luật sư bào chữa cho bị cáo và đại diện viện kiểm sát với những chứng cứ khách quan, toàn diện...đủ cơ sở xác định bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ phạm tội “Nhận hối lộ”. Do vậy, HĐXX cho rằng, đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung mà các luật sư đưa ra là không có cơ sở pháp lý.

Đây là vụ án tham nhũng được truy tố trong trường hợp đặc biệt, tố giác từ nguồn thông tin quốc tế.

Tiền hối lộ lấy từ nguồn vốn thực hiện dự án

Năm 2000, khi UBND TP.HCM có quyết định sáp nhập hai dự án liên quan để hình thành nên BQL dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước, ông Huỳnh Ngọc Sĩ được phân công là giám đốc, trực tiếp điều hành. Cũng từ đó, các quan chức PCI từng bước thực hiện kế hoạch đưa hối lộ cho ông Sĩ.

Điều tra 6 lần nhận hối lộ với hơn 2 triệu USD khác của ông Huỳnh Ngọc Sĩ

Đối với chứng cứ, tài liệu điều tra do Bộ Công an VN thu thập và phía Nhật chuyển giao, số tiền tộng cộng trong 6 lần nhận hối lộ khác của ông Sĩ lên đến 2 triệu USD nhưng đến nay chỉ xác định được ông Sĩ nhận 262.000USD. Cơ quan điều tra quyết định tách hành vi 6 lần nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ thành một vụ án khác.

Để đảm bảo, ông Sĩ thực hiện trách nhiệm dân sự trong vụ án náy, sáng 18/10, HĐXX cũng tuyên kê biên 2 căn nhà của ông Sĩ (tại số 3 Bàn Cờ và 350 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM).

HĐXX khẳng định, nguồn chứng cứ liên quan đến các lời khai của nhân chứng người Nhật (cựu quan chức của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương- PCI) do Bộ Tư pháp Nhật chuyển giao qua con đường ngoại giao phù hợp với Pháp Luật tố tụng Hình Sự VN, Luật tương tương trợ tư pháp...

Để đạt được hợp đồng gói thầu tư vấn thiết kế giai đoạn 1, các cựu quan chức của PCI đã hứa hẹn đưa 10% giá trị hợp đồng và 11% giá trị hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát giai đoạn 2. Ba bị cáo (cựu quan chức PCI) khai nhận đã đưa cho Huỳnh Ngọc Sĩ 262.000USD vào ngày 28/5/2003 tại phòng làm việc của BQL dự án. Lời khai nhận tội của 3 bị cáo phù hợp với thời gian, địa điểm, số tiền đưa và mục đích đưa hối lộ cho ông Sĩ trong quá trình thực hiện dự án.

“Thương vụ” này xảy ra trên lãnh thổ VN nên 3 cựu quan chức PCI có dấu hiệu phạm tội đưa hối lộ. Nhưng do cơ quan tư pháp của Nhật đã xét xử 3 người này vì vi phạm “Luật chống cạnh tranh không lành mạnh” nên Pháp Luật VN không thể truy tố các cựu quan chức này vì “một hành vi không thể xét xử hai lần”. HĐXX cho rằng, Bộ Công an ra quyết định đình chỉ vụ án đưa hối lộ của các cựu quan chức PCI là có căn cứ, hợp pháp.

Do đặc điểm áp dụng luật Hình Sự ở các nước khách nhau nên ở Nhật, các cựu quan chức PCI được xử là hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” trong khi ở VN, đó là hành vi đưa hối lộ. Do vậy không thể nói là thiếu công bằng như các ý kiến của các luật sư khi bào chữa cho bị cáo Sĩ. Đồng thời, việc không thể triệu tập 3 cựu quan chức với tư cách nhân chứng trong vụ án xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ là do VN và Nhật chưa ký tương trợ tư pháp.

Nguồn tiền mà các cựu quan chức PCI rút ra để đưa hối lộ cho ông Sĩ cũng đã được cơ quan điều tra Bộ Công an và tài liệu của Bộ Tư pháp Nhật chứng minh. Điều này cho thấy, ý kiến của Luật sư Phan Trung Hoài khi bào chữa cho bị cáo Sĩ rằng, số tiền trên được rút ra để trả lương cho nhân viên PCI là không chập nhận được vì không phù hợp với tính khách quan, mục đích của người đưa hối lộ.

Theo lời khai của các cựu quan chức PCI, tiền mặt đưa hối lộ cho “giám đốc Sĩ” được lấy từ nguồn vốn thực hiện dự án xây dựng đại lộ Đông Tây.

Công bằng

Điều xuyên suốt trong nhiều phiên xét xử được bị cáo Sĩ, các luật sư, đại diện Viểm sát tranh luận là “Ông Sĩ làm gì có lợi cho PCI”. HĐXX chỉ rõ: Huỳnh Ngọc Sĩ thừa nhận soạn ký công văn trình các cấp có thẩm quyền duyệt đấu thầu giai đoạn 1, chỉ định PCI là đơn vị thực hiện gói thầu tư vấn giám sát thông qua ông Lê Quả (nguyên Phó Giám đốc BQL dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước). Điều này thể hiện rõ mục đích, động cơ của ông Sĩ là làm lợi cho PCI khi bỏ qua giai đoạn đấu thầu cạnh tranh quốc tế, tham mưu không đúng quy định.

Ông Sĩ sau phiên tòa sơ thẩm vụ án "Nhận hối lộ" ngày 18/10. Ảnh: HV

Cũng từ đó mới có việc lương của các chuyên gia nước ngoài của PCI tăng cao hơn dự toán đã được ghi trong biên bản thỏa thuận giữa Chính phủ VN và Ngân hàng hợp tác quốc tế JBIC vào năm 1999 trong khi, lương của các chuyên gia VN giảm.

“Ăn” tiền thuế của người dân VN và Nhật

Theo nhận định của HĐXX, tình hình tham nhũng hiện nay đang diễn biến phức tạp, tăng cao về quy mô trong đó có dính đến nhiều cán bộ, công chức chủ chốt, có sự tham gia của tội phạm quốc tế...Điều này đe dọa nghiêm trọng đến uy tín Nhà nước.

Ở vụ án đại lộ Đông Tây liên quan đến PCI, HĐXX nhận định hành vi của ông Sĩ là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng hưởng đến uy tín của Nhà nước VN trong quá trình xây dựng đối tác chiến lược.

Nhật Bản là quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA hàng đầu cho VN. Số tiền này là tiền thuế của nhân dân VN và người dân Nhật. bị cáo Sĩ bất chấp mọi hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn Nhà nước giao để nhận hối lộ của các cựu quan chức PCI và còn tính vào % giá trị hợp đồng nên số tiền hối lộ rất lớn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật