Liệu Nga có thể trở thành chìa khóa cứu vãn cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo hãng tin Sputnik, cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên đang có nguy cơ đổ vỡ sau khi Bình Nhưỡng đe dọa rút lui, song một số chuyên gia cho rằng với vị thế của mình, Nga có thể cứu vãn thỏa thuận này.
Liệu Nga có thể trở thành chìa khóa cứu vãn cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim?
Binh lính Hàn Quốc và Mỹ trong một cuộc tập trận chung.

Các chuyên gia phân tích tin rằng Nga có thể tận dụng tình hình hiện tại. “Nếu Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân cảu mình, một vài dự án của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ mất đi vai trò chiến lược của mình”, ông Dmitry Abzalov, người đứng đầu Trung tâm Thông tin Chiến lược Nga nhận định.

“Hệ thống phòng thủ tên lửa ABM ở Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trở nên vô dụng. Các hệ thống này có giá trị hàng tỉ USD và hiểm họa từ Bình Nhưỡng là lý do để chúng được hiện diện. Một khi hiểm họa này biến mất, lợi ích tài chính của các doanh nhân Mỹ cũng biến mất”, ông nói thêm.

Cũng theo ông Abzalov, giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đang có sự bất đồng quan điểm với nhau, khi ông Pompeo ủng hộ đàm phán Mỹ - Triều còn ông Bolton từ lâu không có thiện cảm với Bình Nhưỡng. “Sau cùng, chính Tổng thống Mỹ phải là người quyết định mình sẽ đứng về bên nào”, ông nói.

Ông Alexander Vorontsov, một nhà phân tích có uy tín thuộc Học viện Khoa học Nga nhận thấy rằng Washington muốn Bình Nhưỡng giải giáp vũ khí hạt nhân của mình, sau đó mới xem xét sẽ mang lại lợi ích cho Triều Tiên.

“Triều Tiên muốn có sự đảm bảo về an ninh và tin rằng họ sẽ mất rất nhiều nếu từ bỏ chương trình hạt nhân của mình”, ông Vorontsov nói. “Chỉ ép Bình Nhưỡng giải giáp vũ khí hạt nhân thôi là chưa đủ. Ông Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên nhớ rõ số phận của ông Muammar Gaddafi, người đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Không ai trong chính phủ Triều Tiên muốn có chung số phận ấy”.

Cũng theo chuyên gia người Nga, Bình Nhưỡng vẫn coi Mỹ là một mối đe dọa an ninh đáng kể. Ông cho biết cuộc tập trận của Mỹ và Hàn Quốc diễn ra vào ngày 14/5 có đến hơn 300.000 quân nhân tham gia. Điều đáng nói là truyền thông phương Tây không coi những hoạt động này là mối đe dọa đối với an ninh khu vực cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Abzalov cho rằng nếu Bình Nhưỡng tiếp tục nghi ngờ ý định của Washington, vai trò của Mỹ trong các cuộc đàm phán về tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ ngày càng giảm. Điều này có nghĩa là Nga có thể xuất hiện và đóng vai trò hòa giải cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, còn cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ trở thành các cuộc đàm phán đa phương.

Theo chuyên gia người Nga, sẽ rất lý tưởng với Nga nếu Triều Tiên thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa của mình không chỉ với Washington, mà còn cả với Bắc Kinh, Seoul và Moscow. Trong trường hợp chính quyền Trump thất bại, Nga có thể can thiệp và thay đổi tình thế.

Sau khi Triều Tiên đưa ra phát ngôn chỉ trích Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng Bắc Kinh hi vọng Washington và Bình Nhưỡng sẽ “tiếp tục xây dựng niềm tin lẫn nhau, và cùng nhau nỗ lực hiện thực hóa tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và xây dựng hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực”. Trung Quốc cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy bày tỏ sự cảm thông với những quan ngại của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản đưa tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có thể sẽ đến Singapore và tham dự cuộc gặp mặt Trump – Kim.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8471
  1. Nỗi lo thất bại của Trump trước cuộc gặp với Kim Jong-un
  2. Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo Kim Jong-un ‘chớ chơi xỏ’ Trump
  3. Lời tán tụng có thể làm sụp đổ cuộc gặp Trump - Kim
  4. Tổng thống Hàn Quốc tới Washington làm trung gian cho Mỹ - Triều
  5. Triều Tiên dọa hủy họp, Tổng thống Trump lưỡng lự
  6. Kim dọa hủy gặp Trump: Bước đi tính toán hay sự chùn bước?
  7. Đà tiến chững lại bất ngờ
  8. Washington tiếp tục “xuống thang” vì thượng đỉnh Mỹ-Triều
  9. Tàu ngầm Triều Tiên: Mối đe dọa lớn hay chỉ là hổ giấy
  10. Mỹ đổ lỗi vì Trung Quốc khiến Triều Tiên dọa hủy thượng đỉnh, Bắc Kinh nói gì?
  11. Trump sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc trước khi họp thượng đỉnh với Kim Jong-un
  12. Vì sao Kim Jong-un cải tổ quân đội trước khi gặp Trump?
  13. Trump: Kim Jong Un dọa bỏ hội nghị là vì ông Tập
  14. Vì sao Triều Tiên nổi giận trước ‘mô hình Libya’ do Mỹ đề xuất?
  15. Trump đổ lỗi cho ông Tập vì Triều Tiên dọa hủy họp thượng đỉnh
  16. Nỗ lực cứu vãn thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un
  17. Tổng thống Trump khẳng định Thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn diễn ra
  18. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhận cảnh báo sốc chưa từng có
  19. ‘Số phận mong manh’ cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
  20. Nhà Trắng: Donald Trump sẵn sàng gặp Kim Jong-un
  21. Tổng thống Donald Trump vừa ‘nắn gân’, vừa xoa dịu Triều Tiên
Video và Bài nổi bật