Những điều lưu ý khi Xuất khẩu nông sản vào Chi Lê

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với lí do bảo vệ hàng nông sản tránh bị lây nhiễm nguồn dịch hại trong việc NK từ nước ngoài, SAG đề ra quy định thủ tục cấp phép NK mặt hàng nông sản thời gian một năm.
Những điều lưu ý khi Xuất khẩu nông sản vào Chi Lê
Ảnh minh họa

Theo Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê, đây là một trong những biện pháp rào cản kỹ thuật (TBT), mà cơ quan SAG Chi Lê đang sử dụng, kéo dài thời gian, làm chậm tiến trình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế khác nói chung vào thị trường Chi Lê. Đây cũng là công cụ chống nhập siêu của Chi Lê.

Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản của Cơ quan kiểm dịch động - thực vật (SAG) Chi Lê, về tục xuất khẩu hàng nông sản vào Chi Lê: 

- Nhà xuất khẩu - Doanh nghiệp Việt Nam phải kê khai và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận không có nguy cơ về sâu bệnh hại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo mẫu để phía Chi Lê có thể phân tích nguy cơ rủi ro của sâu bệnh gây hại (Pest Risk Analysis – PRA), cho mỗi chủng loại hàng nông sản muốn xuất khẩu vào Chi Lê.

- Cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho từng sản phẩm kê khai nêu trên, xác nhận không có nguy cơ về sâu bệnh hại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, gửi kèm các thông tin theo yêu cầu, để SAG có thể phân tích nguy cơ rủi ro của sâu bệnh gây hại (Pest Risk Analysis – PRA).

Sau khi nhận được đầy đủ các hồ sơ nêu trên, SAG sẽ xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu (visa) cho sản phẩm nông sản của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Chi Lê. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được visa, có thể kéo dài tới 1 năm.

- Khi chưa có visa, chưa được phép gửi hàng mẫu vào Chi Lê.

- Cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam (Cục Bảo vệ thực vật) có thể cấp một giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) cho một, hoặc một vài sản phẩm nông sản.

- Nông sản nói chung và trái cây nói riêng của Việt Nam, chỉ được xuất khẩu vào Chi Lê, sau khi SAG đánh giá không có nguy cơ sâu bệnh gây hại (PRA).

Như vậy, Chi Lê yêu cầu giấy chứng nhận nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, do tổ chức kiểm dịch nước xuất khẩu cấp, nhưng giấy phép công nhận cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, phải do Cơ quan kiểm dịch động thực vật (SAG) Chi Lê và cơ quan kiểm dịch thực vật nước sở tại cùng tổ chức thanh tra và cấp giấy phép.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê, đây là quy định hết sức gây trở ngại cho các doanh nghiệp của các nhà xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam nói riêng.

Nông sản bị kiểm soát tại Chi Lê: Hoa quả tươi; Hoa quả sấy khô; Hạt; Các sản phẩm rút nước; Hoa tươi và cành cắt; Hạt giống; cây hoặc cành để giẩm; phấn hoa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật