Vì sao Việt Nam quyết giữ quyền phân phối thuốc?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước ý kiến của nhiều DN dược có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cho rằng một số nội dung tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dược liên quan đến chính sách phân phối thuốc khiến DN gặp khó, lãnh đạo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có ý kiến về vấn đề này.
Vì sao Việt Nam quyết giữ quyền phân phối thuốc?
Việc bảo hộ quyền phân phối thuốc theo lý giải của lãnh đạo Cục Quản lý Dược là giữ vững an ninh y tế. Ảnh: DN

Theo đó, đại diện một số DN cho rằng, một số quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Dược chưa hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và các luật có liên quan đồng thời có nhiều quy định can thiệp sâu vào hoạt động tự chủ của DN.
Cụ thể, theo quy định tại điểm C, khoản 10, Điều 91 của Nghị định 54, các cơ sở có quyền NK nhưng không được quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; các DN có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc trong đó bao gồm hoạt động vận chuyển, nhận bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Lý giải về việc đưa ra quy định nêu trên, lãnh đạo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, do dược là lĩnh vực nhạ‌y cả‌m, trực tiếp liên quan đến sức khỏe nhân dân do vậy việc bảo lưu này nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh y tế, chủ động trong cung ứng và phân phối thuốc, hướng tới sự chuyên nghiệp hóa trong hệ thống phân phối thuốc trong nước làm nền tảng hỗ trợ cho phát triển công nghiệp dược nội địa đồng thời kiểm soát tốt hơn về giá.
“Chưa kể, hiện nay một số lĩnh vực thị trường bán lẻ đang bị chi phối bởi tập đoàn nước ngoài, ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người dân và DN sản xuất Việt Nam”, lãnh đạo Cục Quản lý Dược nêu ý kiến.
Ngoài ra, lật lại lịch sử kinh doanh của các DN dược nước ngoài (FIE) tại Việt Nam cho thấy, trước khi có Nghị định 54, một số DN FIE đã tận dụng hệ thống kho bãi, hệ thống logistic của Việt Nam để thực hiện phân phối thuốc trá hình và thu lợi từ hoạt động phân phối thuốc. Điển hình là Công ty Zuellig Pharma Việt Nam, từ một DN đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc đã tiến tới nắm giữ thị phần quan trọng trong thị trường phân phối thuốc NK tại Việt Nam.
Gần đây, thông tin từ Cục Thuế Hà Nội tại Công văn số 81939/CT-Ttr1 ngày 21/12/2017 cho thấy theo các hóa đơn chứng từ được thể hiện (không nói chi phí ẩn), riêng năm 2013, Công ty Zullig Pharma Việt Nam (ZPV) đã chi 96 tỉ đồng trong năm 2014 là 105,5 tỉ đồng chi phí trình dược viên và giới thiệu sản phẩm.
Trước thực tế nêu trên, Cục Thuế Hà Nội đang xem xét lại tính hợp lý của các chi phí này. Lý do là do hoạt động bảo quản thuốc là hoạt động chính thức của ZPV trong khi việc thuê trình dược viên đi giới thiệu thuốc bản chất là việc tiếp thị thuốc nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng, tiêu thụ thuốc tại Việt Nam, không phục vụ cho mục đích bảo quản thuốc. Các chi phí tiếp thị này, sau cùng sẽ do người bệnh Việt Nam gánh chịu trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động phân phối thì DN FIE thụ hưởng.
Đáng lo ngại hơn, khi hệ thống phân phối thuốc tích hợp trong hệ thống bảo quản, vận chuyển thuốc của người ngoài được hình thành một cách chặt chẽ, khép kín từ nhà cung cấp đến bệnh viện thì mức độ phụ thuộc vào nước ngoài của Việt Nam càng cao, dẫn đến nguy cơ mất an ninh y tế bởi khi đó các nhà cung cấp nước ngoài chiếm lĩnh độc quyền thị trường và có thể ngừng cung cấp thuốc bất cứ lúc nào để o ép giá thuốc với bệnh viện và các đơn vị sử dụng thuốc như đã từng xảy ra trước đây khi họ ngừng cung cấp vắc xin tiêm chủng cho trẻ em mà không thông báo trước khiến cho giá vắc xin trên thị trường tăng đột biến (gấp 4 lần).
“Đó là các lý do mà Nghị định 54 không cho phép các FIE được vận chuyển và nhận bảo quản thuốc trừ thuốc do chính DN sản xuất hoặc NK”, lãnh đạo Cục Quản lý Dược thông tin.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật