Giấc mơ hòa bình ở Trung Đông đã chết khi Mỹ chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ tuyên bố việc chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem là tiền đề cho hòa bình Trung Đông, nhưng giới phân tích lại cho rằng, ngày 14/5 là ngày chấm hết của giấc mơ hòa bình trong thời đại chúng ta ở Trung Đông.
Giấc mơ hòa bình ở Trung Đông đã chết khi Mỹ chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem
Ảnh minh họa

Vào lúc 16h ngày 14/5 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Động thái này đã phá vỡ chính sách truyền thống của Mỹ trong nhiều thập kỷ và thông lệ quốc tế. Việc này giúp Tổng thống Trump hoàn thành cam kết trong chiến dịch tranh cử trước Ủy ban liên lạc với xã hội Israel của Mỹ (AIPAC).

Nhưng cũng vào ngày 14/5, ở Gaza là hình ảnh của vệt hơ‌i ca‌y, khói đen dày cuồn cuộn bốc lên từ những chiếc lốp xe cháy, những nhân viên y tế hối hả cứu chữa người bị thương. Quân đội Israel nã đạn vào người biểu tình Palestine ở biên giới dải Gaza. Đây là ngày đẫm máu nhất với người Palestine kể từ năm 2014.

Các quan chức Bộ Y tế Palestine cho biết, đã có ít nhất 58 người biểu tình thiệt mạng và 2.700 người bị thương do đạn thật, hơ‌i ca‌y hoặc các phương tiện khác. Trong khi đó, cách khoảng 60km, 800 khách mời đang dự buổi lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ hoành tráng ở Jerusalem. Họ không ngớt tươi cười chúc tụng, ca ngợi nhau, gọi đây là 1 sự kiện lịch sử.

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc chuyển Đại sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem là lời khẳng định rằng ông biết giữ lời, và đó cũng là một ví dụ khác về sự sẵn lòng của ông để phá bỏ tư duy thông thường về chính sách đối ngoại, dám làm điều mà các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm không dám.

Ông Trump nói trong một thông điệp bằng hình ảnh được phát tại lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem hôm 14/5 rằng, trong nhiều năm, Mỹ đã không thừa nhận rõ ràng một thực tế đơn giản rằng thủ đô của Israel là Jerusalem. Mỹ muốn mở rộng tình hữu nghị với Israel, người Palestine và tất cả những người hàng xóm của họ.

Trong phát biểu tại lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem, Jared Kushner - phái viên Mỹ về Trung Đông, con rể ông Donald Trump cũng cho rằng, việc di chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem không phải là động thái từ bỏ tiến trình hòa bình mà thay vào đó chính là tiền đề cho hòa bình Trung Đông.

Tuy nhiên, hình ảnh tang thương chết chóc ở Gaza trong ngày 14/5 rõ ràng là lời nhắc nhở nghiêm túc rằng những gì mà ông Trump mô tả là “một cuộc đảo chính trong chính sách đối ngoại” sẽ chỉ làm triển vọng về hòa bình Trung Đông thêm mịt mờ. Một cây viết của CNN nói rằng, ngày 14/5 là ngày chấm hết của giấc mơ hòa bình trong thời đại chúng ta ở Trung Đông.

Người Palestine đã rất tức giận với quyết định của Tổng thống Trump, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hồi tháng 12 năm ngoái. Kể từ đó, Palestine đã từ chối đàm phán với chính quyền Trump về các điều kiện để chấm dứt xung đột kéo dài.

Phía Palestine lập luận rằng, việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và nhanh chóng di chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv đến Jerusalem đã chứng minh một điều là Washington không phải nhà trung gian hòa giải đáng tin cậy cho hòa bình.

Trước đó, các nhà phê bình cũng cho rằng, quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel có thể khiến Trung Đông - khu vực đang phải vật lộn với 4 cuộc xung đột dễ bị kích động hơn. Họ cũng nhận định, động thái này đánh dấu sự kết thúc vai trò “nhà môi giới trung thực” trong các cuộc đàm phán Israel-Palestine của Mỹ.

Theo các nhà phê bình, Mỹ phải chịu trách nhiệm chính cho những gì đang xảy ra ở dải Gaza, và lên án Israel đã sử dụng lực lượng quá mức để ngăn chặn cuộc biểu tình hòa bình, hợp pháp.

Tuy nhiên, chính quyền ông Donald Trump biết, các cuộc biểu tình phản đối chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem có thể xảy ra, nhưng không quan tâm đến sự mất mát những sinh mạng người Palestine.

Giáo sư luật quốc tế John Dugard, cựu chuyên viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho rằng, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đang thờ ơ trước mất mát của người dân Palestine.

Chuyên gia Dugard cũng nói thêm rằng, mặc dù ông mong muốn được chứng kiến "sự phản đối kịch liệt” trên khắp thế giới, lên án hành động của Israel nhưng có vẻ dường như thế giới đang chuẩn bị để làm ngơ trước những gì Israel và Mỹ đã làm.

Bruce Riedel - cựu quan chức CIA hiện làm việc tại viện Brookings nói rằng, với những căng thẳng giữa Iran - Israel leo thang ở Syria, Tổng thống Donald Trump hiện không còn cách xa việc ném can xăng vào lửa khi chuyển Đại sứ quán đến Jerusalem và điều này rất nguy hiểm.

Diana Buttu, nhà phân tích ở Ramallah, đồng thời là cựu cố vấn cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói rằng, việc di chuyển Đại sứ quán Mỹ làm cho tình hình tồi tệ hơn vì khuyến khích cực đoan ở Israel. Theo bà Diana Buttu, ông Donald Trump đang gửi thông điệp “có thể chấp nhận giành lãnh thổ bằng vũ lực”, một thông điệp rất nguy hiểm trong khu vực này.

Ngay cả các đồng minh Mỹ cũng phẫn nộ vì cuộc “thảm sát” ở Dải Gaza. Các quốc gia đang kêu gọi dừng lại ngay lập tức việc giết hại hàng chục người, gây thương tích cho hàng trăm người ở Gaza. Họ cũng kêu gọi Israel tôn trọng quyền được sống của người dân Palestine.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc mong chờ sự tôn trọng của Israel trong vấn đề này là điều không thể. Vì thật không may, Israel sẵn sàng đứng trên luật pháp và Mỹ cũng đã cho thấy họ không hoàn toàn quan tâm đến mọi khía cạnh của luật pháp quốc tế nếu vấn đề đó có liên quan đến Israel.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8456
  1. Việt Nam ủng hộ giải pháp 2 nhà nước đối với Israel và Palestine
  2. Chuyển sứ quán đến Jerusalem, Mỹ đẩy Israel đối đầu với thế giới Arab?
  3. Ngoại trưởng khối Arap họp khẩn về việc Mỹ dời ĐSQ tới Jerusalem
  4. Thổ Nhĩ Kỳ-Israel chiến nhau vì Hamas
  5. Thế giới đồng hành với người Palestine
  6. Israel không kích xưởng vũ khí của Hamas tại Dải Gaza
  7. Palestine cảnh báo bạo lực tại Gaza phá hủy cơ hội hòa bình Trung Đông
  8. UNICEF cảnh báo thảm họa nhân đạo với trẻ em tại Gaza
  9. Israel tiếp tục không kích ở Gaza, gia tăng căng thẳng
  10. Đổ thêm dầu vào lửa
  11. ‘Cơn bão lửa’ mới ở Trung Đông
  12. Ai Cập đứng ra hòa giải Israel và Palestine
  13. Hơn 60 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ ở biên giới Gaza-Israel
  14. Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đóng cửa đại sứ quán của nhau
  15. Dải Gaza - tâm điểm xung đột trong hàng thập niên giữa Israel và Palestine
  16. Vấn đề Jerusalem: Qatar và Thổ Nhĩ kỳ kêu gọi họp thượng đỉnh Hồi giáo
  17. Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Tổng lãnh sự Israel tại Istanbul tạm thời về nước
  18. Các nước Arab nhóm họp do bạo lực leo thang tại Gaza
  19. Phóng viên ảnh Reuters kể chuyện tác nghiệp ở ‘địa ngục’ Gaza
  20. Nga tuyên bố sẵn sàng chủ trì cuộc gặp thượng đỉnh Palestine-Israel
  21. Người Palestine: Chúng tôi sẽ chiến đấu ở tất cả các cấp độ
Video và Bài nổi bật