Một con kênh giáp Hà Nội nhiễm vi khuẩn tả

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Con kênh này đi qua trước cửa nhà một gia đình có người bị bệnh tả tại thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Điều đáng lo ngại là người dân vẫn có thói quen lấy nước từ kênh bón ruộng, tưới rau.
Một con kênh giáp Hà Nội nhiễm vi khuẩn tả
Các chuyên gia y tế của bệnh viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới QG đang xét nghiệm tìm chủng vi khuẩn tả. (Ản

Theo phán đoán của ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ, khả năng là do nguồn phân thải từ hố xí trong gia đình có người nhiễm bệnh được thải trực tiếp ra kênh ngay trước nhà. 

Ông Hiển cho biết, trường hợp này được nhập viện quân y 103 từ ngày 30/10, có kết quả dương tính phẩy khuẩn tả. Đến ngày 13/11, các cơ quan y tế đã lấy mẫu nước con kênh trước nhà bệnh nhân xét nghiệm và ngày 15/11 thì đã có kết quả nguồn nước ở con kênh này dương tính phẩy khuẩn tả. 

Như vậy, với thói quen tập quán của người dân hiện nay là lấy nước từ kênh để bón ruộng, tưới rau, nguy cơ nhiễm mầm bệnh sẽ rất cao đối với những người ăn rau sống được trồng ở khu vực này.

Song vấn đề nan giải hiện nay chính là liệu có đem lại hiệu quả tuyệt đối khi chúng ta dùng phương pháp đổ chloramin B xuống dòng kênh này. Đổ bao nhiêu mới đủ khi đây là cả một con kênh với khối lượng nước lớn.

Ông Hiển cho biết, sẽ cần phải có sự xem xét kỹ thì mới đưa ra được biện pháp cụ thể được. Nhưng việc làm trước mắt hiện nay là mọi người dân chứ không riêng ở khu vực này phải ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh, vì không loại trừ là thực phẩm ở đây vẫn có thể tuồn ra các nơi khác. 

Cấm mắm tôm nhưng "bỏ quên" nước đá!

Về diễn biến dịch, theo báo cáo của Bộ Y tế, trong ngày 16/11, cả nước có thêm 54 trường hợp mắc tiêu chảy cấp nhập viện, trong đó có 8 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả, nâng tổng số bệnh nhân tích lũy lên 240 người. Những tỉnh có nhiều bệnh nhân nhập viện trong ngày 16/11 là Hải Phòng (18 ca), Thanh Hóa (15 ca), Hà Tây (9 ca). Tại Hà Nội vẫn liên tục có bệnh nhân mới nhập viện.

Một vấn đề nữa chính là nguy cơ tiêu chảy cấp từ việc sử dụng nước đá của người dân hiện nay. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tiêu chảy cấp chiều 16/11 tại Hà Nội, thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết hiện chúng ta đã khuyến cáo không sử dụng mắm tôm, ăn chín uống sôi nhưng chưa ai cấm sử dụng nước đá.  

Nhiều người có thói quen uống cafe đá, uống trà đá..., trong khi vấn đề quản lý khâu sản xuất, chế biến nước đá vẫn bị buông lỏng. Do đó nếu nguồn nước đá này không đảm bảo chất lượng thì nguy cơ gây bệnh tiêu chảy cấp là rất cao.  

Cũng tại cuộc họp này, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng tiếp tục xử lý triệt để môi trường, nguồn nước, nguồn chất thải ở những ổ dịch có bệnh nhân dương tính với vi khuẩn tả. Việc xử lý, khử trùng ở các phòng điều trị, khu vệ sinh, bể phốt trong các bệnh viện có bệnh nhân tiêu chảy cấp cũng là một vấn đề quan tâm.

Theo lãnh đạo viện các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, do việc đổ cloramin B vào bể phốt quá nhiều mà lại có nhiều bệnh nhân nên nguy cơ tắc bể phốt là rất cao. Trong khi đó, nếu việc khử phẩy khuẩy tả trong phân không được xử lý tốt trước khi nhờ công ty môi trường đô thị đến hút, thì sẽ rất dễ lây lan mầm bệnh ra bên ngoài. Vì theo thứ trưởng, mầm bệnh có thể sống trong phân từ 2-3 tháng. 

Trong ngày 16/11, Cục ATVSTP cũng đã mua một triệu đôi găng tay để cấp cho 17 tỉnh (các tỉnh đã có dịch và những tỉnh miền Trung đang có lũ lụt). Sáng chủ nhật (18/11) tới, Cục ATVSTP cũng sẽ chính thức phát động chiến dịch VSATTP toàn quốc tại thành phố Hà Đông (Hà Tây). 

  •  
    •  
      •  
        •  
          •  
            •  

                      Lan Hương

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật