Học tập Việt Nam, Ấn Độ quyết định đặt hàng Gepard 3.9?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trang FlotProm dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết Moskva cùng với New Delhi đang thảo luận việc cung cấp các chiến hạm lớp Gepard.
Học tập Việt Nam, Ấn Độ quyết định đặt hàng Gepard 3.9?
hiện trường vụ cần cẩu siêu trọng bị sập tại Nhà máy GRSE và gây hư hại nghiêm trọng chiến hạm Dự án 17A của Hải quân Ấn Độ

Theo thông báo thì việc đàm phán sẽ được bắt đầu vào mùa Đông năm nay tại Ấn Độ và hiện tại mới chỉ ở giai đoạn đầu. Số lượng, phiên bản cũng như nơi đóng hiện vẫn chưa được quyết định.

Tuy nhiên theo FlotProm thì trong trường hợp ký hợp đồng, các tàu Gepard của Ấn Độ sẽ được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, đây cũng là nơi thi công 4 tàu Gepard 3.9 của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Việc Hải quân Ấn Độ quyết định đặt hàng lớp Gepard của Nga có thể xem như một ngạc nhiên lớn bởi vì năng lực của ngành đóng tàu quốc gia Nam Á này không hề tệ, họ đã cho ra đời nhiều chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 6.000 tấn như chiếc Shivalik.

Lý do chính dẫn tới quyết định trên của Ấn Độ nhiều khả năng là do sự chậm trễ của các cơ sở đóng tàu trong nước, hiện tại các chiến hạm của New Delhi có thời gian thi công rất lâu trong khi nhu cầu ngày càng trở nên cấp thiết.

Mới đây tại Nhà máy GRSE còn xảy ra một vụ tai nạn hy hữu, khi chiếc cần cẩu siêu trọng bị đổ sập và gây hư hại nặng nề cho một chiến hạm thuộc Dự án 17A của hải quân nước này đang trong quá trình thi công.

Việc khắc phục hậu quả dự báo sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, trong tình cảnh đó thì quyết định quay lại với đối tác Nga để đặt đóng chiếc Gepard xem chừng là lựa chọn cũng không đến nỗi tồi.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Nga đóng cho Việt Nam

Hiện tại chưa rõ cấu hình vũ khí trang bị mà chiến hạm Ấn Độ sẽ sở hữu là gì, có thể nó sẽ tương tự như các cặp tàu Gepard 3.9 mà Nga đã đóng cho Việt Nam vì đã chứng minh được hiệu quả qua quá trình hoạt động, nhưng cũng có khả năng sẽ là bản nâng cấp với các ống phóng thẳng đứng của tên lửa Kalibr.

Trang FlotProm còn cho biết thêm rằng một trong những nội dung thảo luận là vấn đề động cơ của con tàu. New Delhi vẫn chưa quyết định lựa chọn nhà chế tạo động cơ nào cho các khinh hạm lớp Gepard của họ.

Nhưng theo ông Andrei Frolov - Tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu vũ khí thì nếu Ấn Độ quyết định từ chối động cơ của Nga, nhà sản xuất sẽ phải điều chỉnh lại thiết kế con tàu để phù hợp với loại động cơ khác (có thể của Ấn Độ hoặc loại turbine khí của Rolls-Royce).

Điều này sẽ tốn thời gian và ảnh hưởng tới tiến độ bàn giao tàu cho quốc gia Nam Á này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật