Canada trước làn sóng người tị nạn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làn sóng người tị nạn từ Mỹ tìm cách vượt qua Canada đang tăng đột biến, nhất là khi khí hậu ở khu vực này đang dần ấm lên.
Canada trước làn sóng người tị nạn
Ảnh minh họa

Năm qua, Canada phải chứng kiến dòng người tị nạn sang qua như lũ. Từ tháng 1/2017 - 3/2018, 25.000 người đã bị cảnh sát Canada chặn lại khi họ từ Mỹ vượt biên sang Canada. Số lượng người tị nạn bị chặn lại trong 3 tháng đầu năm 2018 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017, số người bị chặn lại ở biên giới tăng vọt khi bước sang mùa hè. Con số này năm nay có nguy cơ còn cao hơn nhiều.

“Dòng thác” tị nạn Nigeria đến Canada

Nhiều người xin tị nạn đi xe bus hoặc taxi tới một thị trấn biên giới với Mỹ để vượt biên bằng cách đi bộ qua biên giới. Ở đây, họ bị các nhà chức trách Canada chặn lại. Những người xin tị nạn đã bày tỏ sự bất mãn ngày càng tăng của họ về thái độ của chính quyền ông Trump với những người nhập cư rời khỏi Mỹ.

Tuy nhiên, những tháng gần đây, các nhóm người tị nạn vượt biên sang Canada đã thay đổi. Nhiều người vượt biên là những người Nigeria xin tị nạn. Họ đến Mỹ với thị thực hợp pháp, sau đó ở lại một thời gian ngắn và vượt biên sang Canada. “Người dân một số quốc gia đang lạ‌m dụn‌g hệ thống thị thực Mỹ. Họ không có mong muốn sang Mỹ, mà ý định của họ là tới Canada và xin tị nạn” - Bộ trưởng Di trú Canada Ahmed Hussen cho biết.

Với nỗ lực ngăn chặn dòng người vượt biên sang Mỹ ngày càng tăng, 3 quan chức Canada đã được giao trách nhiệm làm việc với phòng thị thực Mỹ ở Lagos, Nigeria, để ngăn chặn việc lạ‌m dụn‌g giấy tờ du lịch đi Mỹ. Bộ trưởng Di trú Ahmed Hussen cũng dự định sẽ đến Nigeria trong tháng này để gặp gỡ các quan chức ở Nigeria.

Bộ trưởng An toàn công cộng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp Canada Ralph Goodale cho biết: “Những người vượt biên xâm nhập qua biên giới theo cách phá vỡ các thủ tục của chúng tôi sẽ không nhận được vé miễn phí tới Canada. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Mỹ để ngăn chặn việc lạ‌m dụn‌g giấy tờ, khiến dòng người tị nạn càng tăng cao”.

Thỏa thuận quốc gia thứ ba an toàn

Tình trạng này chỉ là một bước tiến của quá trình người tị nạn thâm nhập Canada kéo dài nhiều năm qua. Năm ngoái, hầu hết những người tị nạn tới Canada là người Haiti. Những người này lo ngại họ sẽ mất đi tình trạng được bảo hộ tạm thời (TPS) ở Mỹ. TPS cho phép những người Haiti này được làm việc và không bị trục xuất. Tháng 11 vừa qua, chính quyền Mỹ đã tuyên bố sẽ chấm dứt TPS đối với người Haiti vào tháng 7/2019.

Đối phó với dòng người tị nạn Haiti, chính quyền Canada đã tổ chức tiếp cận các cộng đồng người Haiti lớn ở các địa điểm như Miami và New York để phủ nhận tin đồn rằng người Haiti sẽ được tự do vào tị nạn ở Canada. “Nhờ cách truyền đạt thông điệp của chúng tôi đối với cộng đồng Haiti ở Mỹ mà lượng người Haiti đổ về Canada đã giảm đáng kể” - ông Hussen cho biết - “Chúng tôi đã có giải pháp phù hợp với một nhóm đối tượng người tị nạn, giờ đây, chúng tôi lại đối diện với một nhóm đối tượng từ một quốc gia khác”.

Hussen cho biết, chính phủ nước này mở cửa cho những thay đổi có thể có đối với hiệp ước biên giới với Mỹ, nhưng lại chưa có một cuộc đàm phán chính thức nào. Hiệp ước này được gọi là Thỏa thuận quốc gia thứ ba an toàn giữa Canada và Mỹ, yêu cầu người nộp đơn xin bảo vệ người tị nạn ở nước an toàn đầu tiên mà họ đến - theo đó, Mỹ được coi là một quốc gia an toàn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật