Xóm trọ “bình yên” đến... sợ

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không báo đài, không ti vi, không bạn bè, ngoài giờ đến trường chỉ có mỗi việc ngủ, thậm chí không biết đến cả tên người phòng bên cạnh... Nhiều sinh viên đang giam mình trong những xóm trọ bình yên đến phát sợ như thế.
Xóm trọ “bình yên” đến... sợ
Nhiều xóm trọ sinh viên dường như cô lập hẳn với thế giới bên ngoài.

Xóm trọ “nghèo nàn”

Dãy nhà trọ gồm 8 phòng ở trên một ngõ nhỏ ở đường Cầu Diễn, Hà Nội lúc nào cũng yên ắng đến lạ kỳ. Cánh cửa sắt gần như lúc nào cũng khép kín cửa, chỉ mở ra khi những sinh sống trọ ở đây cần đi đâu hoặc là đi học về.

Gần 20 sinh viên trọ ở đây chủ yếu ở hai trường ĐH Công nghiệp và ĐH Thương mại nhưng chỉ có duy nhất một chiếc xe đạp của một bạn học Thương mại. Vì gần trường nên phần lớn đều đi bộ đến trường, chỉ vài sinh viên đi học xa thì làm vé xe buýt. Ngoài giờ đi học, hầu hết các sinh viên ở đây chỉ “đóng cửa nằm ngủ”.

Thảo, cô sinh viên trường ĐH Thương mại sống ở đây nói: “Cả dãy không phòng nào có ti vi, máy tính. Có một cái đài “con chuột” của một anh cuối dãy nhưng gần như chẳng bao giờ dùng đến. Không có phương tiện nên mọi người cũng chẳng muốn đi đâu. Hơn nữa cũng biết đi đâu mới được chứ?”.

Đúng như Thảo nói, cô ra Hà Nội học là sống luôn ở đây nên dù đã là sinh viên năm thứ hai mà cô không biết thêm con đường nào ở thủ đô ngoài đường từ nhà trọ đến trường. Và những sinh viên khác ở đây, thậm chí những anh chị năm cuối “cũng chưa ra thủ đô lần nào”.

Xóm trọ của Hoa - ĐH KHXH&NV ở tận cuối con đường Triều Khúc cũng không sáng sủa gì hơn, dù không đến nỗi xa trung tâm như ở Cầu Diễn. Phòng trọ nào cũng chỉ có một cái giường, một cái bếp ga mini và vài đồ dùng cá nhân đơn giản. Ngoài giờ học, ai vào phòng người nấy nên nhiều lúc có người chuyển đi, người mới chuyển đến mà cũng không ai hay biết.

Đời sống tinh thần duy nhất của mấy nữ sinh ở đây là mấy tờ báo Hạnh phúc Gia đình mà người bà chị họ của Hoa cho cô, còn mấy cậu con trai quây quần với nhau bên bộ tú lơ khơ.

“Cũng vài người đã có người yêu nhưng cứ đến là vào phòng đóng cửa rồi về lúc nào cũng không ai hay” - Hoa nói.

Hoa còn kể, cách đây không lâu có người người bạn của cô bé phòng bên cạnh ở xa đến chơi. Nhưng chưa hết một ngày, chỉ ngủ rồi quanh quẩn trong nhà, cô bạn đó đã “cáo từ” đi về vì không thể “chịu nổi cảnh âm u như thế này”.  

Nuôi dưỡng sức ỳ

Đời sống vật chất nghèo nàn, tinh thần thiếu thốn, những sinh viên ở các xóm trọ “bình yên” này lại càng thêm được nuôi dưỡng sức ỳ của mình.

Mấy ngày đầu chuyển đến một xóm trọ ở tận cuối xóm Cổ Nhuế (Từ Liêm), Thanh - ĐH Mỏ tối nào cũng khóc vì buồn. Sinh viên cả xóm trọ ở đây toàn là những người không thích “tiếng ồn”, suốt ngảy chỉ ngủ cho đến mức chán cả mắt. Nhưng rồi quen, Thanh cũng “nhiễm bệnh” từ lúc nào nên từ một cô gái năng động, nhanh nhẹn Thanh bây giờ động đến việc gì cũng ngại.

Cũng vì thế mà đến giờ bạn bè trong lớp của Thanh ai cũng đi làm thêm, có những mối quan hệ nhất định thì cô vẫn chưa biết thêm ai ngoài mấy người bạn trong lớp và trong xóm trọ.

“Thỉnh thoảng tối thứ 7, mình vào mấy người nữa cũng ra mạng nhưng nhiều bạn khác còn không biết đến internet, chưa có nick chát. Quen rồi chẳng ai muốn bận tâm đến việc gì cũng không muốn giao tiếp nhiều” - Thảo nói.

Có lẽ vì thế cũng không quá khó hiểu khi sự kiện “Vàng Anh” làm “náo động” giới trẻ thì nhiều cô cậu sinh viên ở xóm trọ của Thảo cũng không hề hay biết. Cô bạn cùng phòng Thảo thật thà: “Mình cũng nghe nhiều người bàn tán này nọ nhưng mình không quan tâm vì mình có biết “cô” Vàng Anh ấy là ai đâu”.

Bởi thế mà khi mẹ gọi điện, cô bạn người người Hà Tĩnh cùng xóm trọ với Hoa mới ngỡ ngàng biết miền Trung đang oằn mình trong cơn lũ lịch sử khi hỏi lại mẹ: “Nước dâng cao lắm hả mẹ? Con có biết là ở nhà mưa mô”. 

Thu - ĐH Sư phạm Hà Nội tìm được một phòng trọ rất ưng ý ở trong làng Phú Mỹ (Mỹ Đình, Từ Liêm) vì phòng vừa đẹp, giá lại rẻ nhưng đến ở không được quá một tuần cô đã trả phòng chấp nhận mất một tháng tiền đặt cọc. Thu thổ lộ: “Dãy trọ lúc nào cũng lạnh tanh, chẳng ai thèm đọc sách báo hay xem ti vi gì cả. Mà nhà chủ thì ngay cạnh, gọi mọi người lên xem phim nhưng ai cũng lắc đầu”.

“Hôm mẹ mình ra đây mấy ngày, mẹ bắt mình phải tìm chỗ trọ khác vì ở đây thì sẽ khó mà “nên người” được. Mình thấy mẹ nói đúng nên chuyển nhà lập tức. Sống ở chỗ bình yên quá thế này làm mình thấy... sợ” - Thảo tâm sự.

Hoài Nam

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật