Tập trung kiểm tra nhóm tàu nguy cơ khai thác thủy sản trái phép cao

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ưu tiên đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra truy suất nguồn gốc khai thác hải sản đầy đủ, minh bạch để thực hiện việc kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo hướng dẫn của Châu Âu.
Tập trung kiểm tra nhóm tàu nguy cơ khai thác thủy sản trái phép cao
Lực lượng biên phòng bắt một số tàu đánh bắt thủy sản tận diện bằng hàng trăm bộ “lồng bát quái“. Ảnh minh họa: T.N.D/https://laodong.vn

Hiện nay, Hải Phòng có trên 7.000 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 2.888 chiếc tàu khai thác và dịch vụ hậu cần thủy sản. Ngư trường vùng biển Hải Phòng thường xuyên có hàng nghìn tàu thuyền các loại của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên đến hoạt động khai thác, dịch vụ thủy sản. Dự báo, trong thời gian tới, ngư dân Hải Phòng và các tỉnh trong vùng duyên hải Bắc Bộ sẽ tiếp tục đầu tư đóng mới, nâng cấp, cải hoán nhiều tàu khai thác, dịch vụ hậu cần hải sản xa bờ công suất lớn hoạt động ở vùng biển xa.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh về biển, trong những năm qua TP đã triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương trong lĩnh vực thuỷ sản, chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng hậu cần nghề cá, nâng cấp, hiện đại hóa đội tàu khai thác, dịch vụ thủy sản vùng biển xa bờ, kiểm soát tình hình hoạt động của các tàu và ngư dân trên các vùng biển.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về khai thác thủy sản bất hợp pháp như không ghi nhật ký, không báo cáo theo quy định, khai thác sai vùng, sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản; không đảm bảo điều kiện an toàn cho người và tàu cá, đặc biệt tinh trạng tàu cá vi phạm trái phép vùng biển nước ngoài còn diễn ra.

Ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu áp dụng biện pháp cảnh báo đối với thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (thẻ vàng), đã tác động và gây khó khăn rất lớn đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung và TP Hải Phòng nói riêng khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.

Để triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, giữ uy tín, thương hiệu thủy sản của TP Hải Phòng nói riêng và của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017, mới đây, ngày 19/4/2018, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã ký ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn.

Mục đích của kế hoạch là kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nghề cá, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản tuân thủ đúng theo quy định của Pháp Luật Việt Nam và các quy định của quốc tế, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.

Theo kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại các cảng cá, bến cá trên địa bàn TP, các tàu tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển do Hải Phòng quản lý.

Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và thực tế trước khi tàu cá rời bến tại cảng, bến cá: Ngọc Hải, quận Đồ Sơn; Cảng cá Bạch Long Vĩ; Bến cá Quan Chánh, huyện Kiến Thuỵ; Bến cá Mắt Rồng, Bến cá Đông Xuân, huyện Thủy Nguyên; Cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.

Kiểm tra ngư lưới cụ và thông tin ghi trong sổ nhật ký khai thác khi tàu cá về bến, lên cá tại cảng, bến cá: Ngọc Hải, quận Đồ Sơn; Cảng cá Bạch Long Vĩ; Bến cá Quan Chánh, huyện Kiến Thuỵ; Bến cá Mắt Rồng, Bến cá Đông Xuân, huyện Thủy Nguyên; Cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.

Kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá khi khai thác hải sản trên các vùng biển Hài Phòng quản lý: Thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển, tập trung kiểm tra các nhóm tàu làm nghề khai thác như: Chụp mực, lưới kéo, lưới rê, các nghề khai thác sử dụng ngư cụ cấm, các nghề làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản... Kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng đánh bắt hải sản sai tuyến, khu vực cấm, mùa vụ cấm, các loài thủy sản cấm khai thác... Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về hoạt động khai thác thủy sản.

thanh tra, kiểm tra đối với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu: Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với nguyên liệu thủy sản được nhập khẩu qua cảng Hải Phòng. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vận chuyển nguyên liệu hải sản có nguồn gốc khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Kế hoạch ưu tiên đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra truy suất nguồn gốc khai thác hải sản đầy đủ, minh bạch để thực hiện việc kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo hướng dẫn của Châu Âu, cụ thể:

Hoạt động thanh tra, kiểm soát trước khi tàu rời bến: 100% tàu cá được kiểm tra hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế khi tàu rời bến. Đặc biệt chú trọng đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các tàu nằm trong danh sách vi phạm, các tàu có dấu hiệu nghi ngờ đánh bắt hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Hoạt động thanh tra, kiểm soát khi tàu về bến, lên cá: Kiểm tra, giám sát thông tin ghi trong sổ nhật ký, ngư cụ, kích thước mắt lưới cho 100% tàu cá khi cập cảng. Kiểm tra, thanh tra tại cảng ít nhất 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ, 5% sản lượng lên bến đối với các sản phẩm khai thác khác: Cá đáy, cua, ghẹ, cá nổi nhỏ theo khuyến nghị của Châu Âu.

thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển: Đảm bảo thực hiện có hiệu quả nội dung của kế hoạch tuần tra, kiểm soát; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Ưu tiên tập trung kiểm tra đối với các nhóm tàu làm các nghề khai thác có nguy cơ hoạt động khai thác thủy sản trái phép cao như: Nghề giã cáo, sử dụng xung điện chất nổ, sử dụng các nghề xâ‌ּm hạ‌ּi đến môi trường và nguồn lợi thủy sản...

Phối hợp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu: Đối với nguyên liệu thủy sản tạm nhập sau đó tái xuất: 100% tàu phải khai báo thông tin trước khi cập cảng và kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với nguyên liệu nhập khẩu được chế biến sau đó xuất khẩu đi thị trường Châu Âu: 100% tàu phải khai báo thông tin trước khi cập cảng và kiểm tra thực tế. Đối với nguyên liệu nhập khẩu được chế biến sau đó xuất khẩu đi thị trường khác: 100% tàu phải khai báo thông tin trước khi cập cảng và kiểm tra thực tế 10% theo yêu cầu của Châu Âu. Đối với nguyên liệu nhập khẩu được chế biến sau đó được sử dụng ở Việt Nam: 100% tàu phải khai báo thông tin trươc khi cập cảng và kiểm tra thực tế 5%.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch này, nếu các đơn vị, địa phương gặp khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét chỉ đạo, giải quyết kịp thời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật