Hawaii cấm sử dụng kem chống nắng gây hại san hô

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu đang đi nghỉ hay có ý định đến Hawaii, Mỹ bạn nên kiểm tra kỹ loại kem chống nắng của mình.
Hawaii cấm sử dụng kem chống nắng gây hại san hô
Gống như Great Barrier Reef ở Australia, san hô ở Hawaii cũng đang gặp tình trạng bị tẩy trắng. Ảnh: AP.

Mục đích của việc kiểm tra kem chống nắng không chỉ để xem loại nào sẽ bảo vệ làn da của bạn tốt nhất, mà còn vì một số loại kem đã bị cấm tại Hawaii vì chúng gây hại cho các rạn san hô.

Theo News, chính quyền Hawaii mới đây thông qua lệnh cấm du khách sử dụng các loại kem chống nắng có chứa hó‌a chấ‌t oxybenzone và octinoxate, sau khi có chứng minh chúng gây tác hại nghiêm trọng cho các rạn san hô cần bảo tồn.

Những hó‌a chấ‌t này xuất hiện trong các sản phẩm chống nắng như Banana Boat và Hawaiian Tropic.

Luật có thể sẽ bắt đầu hiệu lực từ tháng 1/2021, và sau đó du khách cần trình một toa thuốc của bác sĩ để sử dụng những loại kem đó ở Hawaii.

Phòng Thí nghiệm Môi trường Haerecticus phát hiện rằng các loại hó‌a chấ‌t trôi từ c‌ơ th‌ể người ra biển có thể khiến san hô bị tẩy trắng. Một tài liệu năm 2015 từ Kho lưu trữ Ô nhiễm môi trường và Độc chất cho biết đã tìm thấy 14.000 tấn kem chống nắng tiếp xúc các rạn san hô mỗi năm.

“Hawaii là tiểu bang đầu tiên ở Mỹ thông qua một biện pháp cho vấn đề quan trọng này”, Thượng nghị sĩ Hawaii Will Espero viết trên Twitter. “Cả thế giới đang dõi theo. Chúng tôi đã hành động. Hãy bảo tồn và bảo vệ môi trường biển của chúng ta”.

San hô bị tẩy trắng khi chúng gặp các yếu tố ngoại cảnh tác động mạnh. Hiện tượng tẩy trắng quy mô lớn xảy ra chủ yếu là do nhiệt độ cao của nước biển, đặc biệt là sau các giai đoạn ấm hơn kéo dài. Bão tố, thay đổi về chất lượng nước hay nước ngọt dâng cao cũng có thể gây ra hiện tượng tẩy trắng.

Màu sắc rực rỡ của san hô có được là nhờ các loại tảo nhỏ sống trong các mô san hô. Khi bị tác động xấu, chúng sẽ loại bỏ các tảo này và trơ lại các mô san hô màu trắng.

Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef ở Australia đã phải hứng chịu hai đợt tẩy trắng san hô hàng loạt vào năm 1998 và 2002. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một đợt tẩy trắng hàng loạt khác diễn ra vào năm 2016.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật