Nga đã thấm đòn đau từ cuộc đấu không khoan nhượng với phương Tây?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chi tiêu quân sự của Nga năm 2017 đã lần đầu tiên sụt giảm mạnh kể từ năm 1998 do một loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây đã tác động mạnh đến ngân khố của chính phủ, một bản báo cáo theo dõi sát tình hình hôm qua (02/05) đã cho biết như vậy.
Nga đã thấm đòn đau từ cuộc đấu không khoan nhượng với phương Tây?
Ảnh minh họa

Bất chấp tình hình căng thẳng leo thang giữa Moscow và phương Tây, chi tiêu quân sự của Nga hồi năm ngoái vẫn giảm xuống 66,3 tỉ USD (tương đương 54,9 tỉ euro), thấp hơn 20% so với năm 2016, viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết trong bản báo cáo vừa được công bố.

Lần gần đây nhất Moscow bị buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự là vào năm 1998, đúng thời kỳ cao trào của cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng.

"Hiện đại hóa quân sự vẫn là một ưu tiên ở Nga, nhưng chi tiêu quân sự đã bị giới hạn bởi những vấn đề về kinh tế mà nước Nga đang phải trải qua kể từ năm 2014," nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI – ông Siemon Wezeman nhận định, ám chỉ đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang được áp đặt lên Nga kể từ sau khi xảy ra vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea.

Mối quan hệ lạnh lẽo giữa Nga với NATO – mối quan hệ đang ở mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh Lạnh, cũng có nguyên nhân từ sự chia rẽ sâu sắc giữa hai bên về cuộc xung đột Syria và vụ đầ‌u độ‌c cựu điệp viên Nga ở Anh.

Anh và các nước đồng minh phương Tây đổ lỗi cho Nga về vụ đầ‌u độ‌c cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ông này ở Anh hôm 14/3. Moscow đã kịch liệt bác bỏ lời cáo buộc trên.

Nga đã nỗ lực để duy trì ngân sách quốc phòng cho đến thời điểm hiện nay và thay vào đó là cắt giảm ngân sách cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục. Tuy nhiên, năm ngoái là lần đầu tiên Nga không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải cắt giảm chi tiêu quân sự, ông Wezeman nhận định.

Mỹ và đồng minh Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm vào Nga từ năm 2014, sau khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine bùng phát và Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Mỹ, EU cùng với các đồng minh liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, kích động cuộc xung đột ở miền đông nam Ukraine. Bất chấp việc Nga liên tục lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trên, phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nhiều trong số này là những biện pháp trừng phạt đang gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga khi nó nhằm vào các ngành then chốt như ngân hàng, năng lượng và quốc phòng. Đáp lại, Moscow cũng đáp trả bằng cách áp dụng một gói biện pháp trừng phạt nhằm vào tất cả các nước đang tham gia chiến dịch trừng phạt Nga. Kết quả là cả hai bên đều bị tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt nói trên.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều nước thành viên của Liên minh Châu Âu có xu hướng muốn hàn gắn, khôi phục lại quan hệ với Nga để tránh phải tiếp tục hứng chịu những tổn thất gây ra từ cuộc chiến trừng phạt. Đây là lý do khiến Moscow không ít lần hy vọng EU sẽ từ bỏ chính sách trừng phạt. Tuy nhiên, trên thực tế, Nga luôn phải thất vọng trước quyết định của liên minh phương Tây. EU vẫn tiếp tục gia hạn nhiều lần các gói biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Kết quả là đến nay, cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và EU không những không có dấu hiệu kết thúc mà còn ngày càng được kéo dài không hồi kết. EU vẫn khăng khăng gắn vấn đề Ukraine với quyết định dỡ bỏ biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, Moscow nhiều lần nhấn mạnh, họ sẽ không lùi bước trong lập trường về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và chính sách trừng phạt sẽ không có tác dụng với Nga, chỉ làm cho Nga mạnh lên dù có phải hứng chịu nhiều tổn thất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật